Công an nhân dân và Cảnh sát nhân dân có phải là 1 lực lượng như nhau không? Phân biệt sự khác nhau giữa 02 lực lượng này?
Công an nhân dân và Cảnh sát nhân dân có phải là 1 lực lượng như nhau không? Phân biệt sự khác nhau giữa 02 đơn vị này?
Hiện nay, người mang sắc phục, làm việc trong các đơn vị vũ trang nhân dân được gọi bằng những cách gọi khác nhau. Điển hình như "cảnh sát", "công an", "cán bộ vũ trang". Vì vậy, "Cảnh sát" với "Công an" có phải là một lực lượng. Nhưng thực tế theo quy định của Luật Công an nhân dân 2018 thì "Cảnh sát" và "Công an" là hoàn toàn khác nhau.
Căn cứ vào Luật Công an nhân dân 2018, có thể phân biệt công an và cảnh sát như sau:
So sánh | Công an | Cảnh sát |
Khái niệm | Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm. | Là một lực lượng thuộc Công an nhân dân. |
Vai trò, nhiệm vụ | Công an nhân dân có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội | Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm trong nước Ngoài ra, phát hiện nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm và kiến nghị biện pháp khắc phục tham gia giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng theo quy định của pháp luật |
Tổ chức | Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm. | Là lực lượng thuộc Công an nhân dân Lực lượng cảnh sát nhân dân được tổ chức theo hệ thống đơn vị hành chính và chịu sự chỉ huy tập trung, thống nhất của Bộ trưởng Bộ Công an. |
Công an nhân dân và Cảnh sát nhân dân có phải là 1 lực lượng như nhau không? Phân biệt sự khác nhau giữa 02 lực lượng này? (Hình internet)
Cấp bậc Công an nhân dân hiện nay thế nào?
Căn cứ Điều 21 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về hệ thống cấp bậc công an nhân dân bao gồm:
* Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ:
- Sĩ quan cấp tướng có 04 bậc:
+Đại tướng;
+Thượng tướng;
+Trung tướng;
+Thiếu tướng;
- Sĩ quan cấp tá có 04 bậc:
+Đại tá;
+Thượng tá;
+Trung tá;
+Thiếu tá;
- Sĩ quan cấp úy có 04 bậc:
+Đại úy;
+Thượng úy;
+Trung úy;
+Thiếu úy;
- Hạ sĩ quan có 03 bậc:
+Thượng sĩ;
+Trung sĩ;
+Hạ sĩ.
* Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật:
- Sĩ quan cấp tá có 03 bậc:
+Thượng tá;
+Trung tá;
+Thiếu tá;
- Sĩ quan cấp úy có 04 bậc:
+Đại úy;
+Thượng úy;
+Trung úy;
+Thiếu úy;
- Hạ sĩ quan có 03 bậc:
+Thượng sĩ;
+Trung sĩ;
+Hạ sĩ.
* Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ:
- Hạ sĩ quan nghĩa vụ có 03 bậc:
+Thượng sĩ;
+Trung sĩ;
+Hạ sĩ;
- Chiến sĩ nghĩa vụ có 02 bậc:
+Binh nhất;
+Binh nhì.
Theo đó hệ thống cấp bậc công an nhân dân được quy định như trên.
Chiến sĩ Công an nhân dân có phải cán bộ, công chức? Trưởng công an xã là cán bộ hay công chức?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 một số quy định được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 cũng đã khái niệm:
- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Như vậy, xác định công an là công chức hay cán bộ thông qua các quy định sau:
- Nếu một người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm vào một chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong Công an nhân dân thì có thể xác định đó là cán bộ.
- Nếu người nào được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các ngạch, chức vụ, chức danh trong Công an nhân dân thì có thể được xác định là công chức.
Lưu ý: Trường hợp Công an nhân dân là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an thì không phải là công chức.
Trưởng Công an (áp dụng đối với xã, thị trấn chưa tổ chức công an chính quy theo quy định của Luật Công an nhân dân 2018) là công chức (căn cứ điểm a, khoản 3 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức 2008, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?
- Mẫu Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ? Tải mẫu? Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ là gì?
- 03 chính sách lớn tại Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ? Mục tiêu sắp xếp bộ máy tại Nghị quyết 18?
- Ngày mấy shipper nghỉ Tết 2025? Lịch nghỉ Tết của shipper shopee 2025? Tính lương ngày lễ tết 2025 thế nào?
- Giá chuyển nhượng bất động sản là gì? Hướng dẫn xác định thời điểm tính thuế từ chuyển nhượng bất động sản?