Con vay tiền, bố mẹ có nghĩa vụ trả nợ thay hay không? Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái như thế nào?
Độ tuổi thực hiện giao dịch được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:
Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Như vậy, trách nhiệm trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phụ thuộc vào độ tuổi. Cụ thể:
- Người chưa đủ 06 tuổi:
Các giao dịch dân sự của người chưa đủ 06 tuổi do người đại diện của người đó xác lập, thực hiện.
- Người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi:
Được tự thực hiện các giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
Các giao dịch khác, chỉ được xác lập, thực hiện nếu người đại diện theo pháp luật đồng ý.
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi:
Được tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự.
Riêng các giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch khác theo quy định phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên:
Đây là người có hành vi dân sự đầy đủ, được tự mình xác lập và thực hiện mọi giao dịch dân sự.
Con vay tiền, bố mẹ có nghĩa vụ trả nợ thay hay không? Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái như thế nào? (Hình từ internet)
Người vay có nghĩa vụ trả nợ như thế nào?
Căn cứ Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, người vay tiền có nghĩa vụ phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản vay là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Con vay tiền, bố mẹ có nghĩa vụ trả nợ thay hay không?
Căn cứ Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 có thể khẳng định, nếu con đã đủ 15 tuổi trở lên vay tiền thì bố mẹ không có nghĩa vụ phải trả nợ thay, nghĩa vụ này thuộc về người con, trừ khi bố mẹ tự nguyện trả nợ thay cho con. Theo đó, chủ nợ không có quyền ép bố mẹ phải trả nợ. Còn nếu con chưa đủ 15 tuổi, các giao dịch đều phải do bố mẹ xác lập, thực hiện hoặc được sự đồng ý của bố mẹ.
Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con cái như thế nào?
Căn cứ Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định thì nghĩa vụ và quyền của cha mẹ được quy định như sau;
Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?