Con đẻ liệt sĩ làm việc thời vụ tại Hàn Quốc vay vốn để đi làm việc tại nước này thì phải có tài sản bảo đảm không?
- Con đẻ liệt sĩ có phải đối tượng được ưu tiên làm việc thời vụ tại Hàn Quốc không và được hưởng những chính sách hỗ trợ nào?
- Nếu con đẻ liệt sĩ đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc có nhu cầu vay vốn để đi làm việc thời vụ tại nước này thì được vay bao nhiêu?
- Con đẻ liệt sĩ đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc vay vốn để đi làm việc thời vụ tại nước này thì phải có tài sản bảo đảm không?
Con đẻ liệt sĩ có phải đối tượng được ưu tiên làm việc thời vụ tại Hàn Quốc không và được hưởng những chính sách hỗ trợ nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 như sau:
Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
1. Người có công với cách mạng bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Liệt sĩ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
k) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.
Như vậy, con đẻ liệt sĩ chính là thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật.
Tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Công văn 2188/LĐTBXH-QLLĐNN năm 2022 quy định như sau:
Tổ chức thực hiện
Để tổ chức tốt hoạt động thí điểm đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, ngăn ngừa tình trạng vi phạm hợp đồng, ở lại cư trú bất hợp pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương:
3.1. Tuyển chọn lao động
Cơ quan thực hiện Thỏa thuận trực tiếp tuyển chọn đúng đối tượng lao động sinh sống lâu dài tại địa phương, đang làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp... đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng lao động trong Thỏa thuận ký kết.
Đặc biệt ưu tiên tuyển chọn người lao động thuộc đối tượng chính sách là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng tại địa phương.
...
Như đã phân tích ở trên thì con đẻ liệt sĩ chính là thân nhân của người có công với cách mạng nên đối tượng này sẽ được ưu tiên làm việc thời vụ tại Hàn Quốc nếu đáp ứng các điều kiện để làm việc thời vụ tại nước này.
Con đẻ liệt sĩ làm việc thời vụ tại Hàn Quốc vay vốn để đi làm việc tại nước này thì phải có tài sản bảo đảm không? (hình từ Internet)
Nếu con đẻ liệt sĩ đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc có nhu cầu vay vốn để đi làm việc thời vụ tại nước này thì được vay bao nhiêu?
Theo Điều 11 Nghị định 61/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
...
2. Người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại Mục 3 Chương V Nghị định này.
Dẫn chiếu đến Điều 36 Nghị định 61/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Mức vay
Mức vay tối đa 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Đối chiếu với quy định này, nếu con đẻ của liệt sĩ đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc có nhu cầu vay vốn để đi làm việc thời vụ tại nước này thì được vay tối đa 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Con đẻ liệt sĩ đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc vay vốn để đi làm việc thời vụ tại nước này thì phải có tài sản bảo đảm không?
Căn cứ Điều 37 Nghị định 61/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện bảo đảm tiền vay
Đối với mức vay trên 50 triệu đồng, người lao động vay vốn ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật.
Đối chiếu với quy định trên thì chỉ khi vay vốn với mức vay trên 50 triệu đồng thì người lao động mới phải có tài sản bảo đảm vay tiền.
Lưu ý: Các Điều khoản sử dụng trong bài viết này chỉ áp dụng cho trường hợp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?