Con chưa thành niên có được hưởng di sản thừa kế kể cả khi không có tên trong di chúc hay không? Không để lại di sản thừa kế cho con ruột có vi phạm pháp luật hay không?

Hai vợ chồng tôi cưới nhau hơn 15 năm nay nhưng không đăng ký kết hôn. Chúng tôi có với nhau một bé gái năm nay 12 tuổi. Chồng tôi mất và có làm di chúc để lại toàn bộ căn nhà cho ba người con riêng của ông ấy dù ba người con này đã hơn 18 tuổi. Tôi có xin các con của chồng tôi chia thừa kế cho con tôi một phần, vì cháu còn đi học và công việc của tôi không ổn định nhưng họ không đồng ý. Vậy pháp luật có quy định nào để bảo vệ quyền thừa kế cho con tôi không?

Không để lại di sản thừa kế cho con ruột có vi phạm pháp luật hay không?

Căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc như sau:

"Điều 624. Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết."

Ngoài ra, tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của của người lập di chúc như sau:

"Điều 626. Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản."

Theo đó, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết, không có quy định ràng buộc người lập di chúc phải để lại di sản thừa kế cho những đối tượng cố định nào hết.

Ngoài ra, quyền của người lập di chúc theo quy định của pháp luật có thể chỉ định người thừa kế của mình.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, chồng bạn có thể để lại di chúc cho những người con ngoài giá thú mà không để lại cho con ruột là không vi phạm pháp luật.

Con chưa thành niên có được hưởng di sản thừa kế kể cả khi không có tên trong di chúc hay không? Không để lại di sản thừa kế cho con ruột có vi phạm pháp luật hay không?

Con chưa thành niên có được hưởng di sản thừa kế kể cả khi không có tên trong di chúc hay không? Không để lại di sản thừa kế cho con ruột có vi phạm pháp luật hay không?

Di chúc thừa kế phải thể hiện được những nội dung chính nào theo quy định?

Căn cứ Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung của di chúc như sau:

"Điều 631. Nội dung của di chúc
1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.
3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc."

Theo đó, di chúc phải đảm bảo thể hiện được những nội dung theo quy định nêu trên. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.

Con chưa thành niên có được hưởng di sản thừa kế kể cả khi không có tên trong di chúc hay không?

Căn cứ Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:

"Điều 21. Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý."

Bên cạnh đó tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đối tượng hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào di chúc như sau:

"Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này."

Theo quy định thì người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, trường hợp của bạn thì con bạn chỉ mới 12 tuổi thì được xem là người chưa thành niên.

Như vậy, dù không có tên trong di chúc của người cha nhưng con của bạn vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 của 1 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật

Nếu không thỏa thuận được với các con của chồng thì bạn có thể khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết chia thừa kế theo quy định.

Di sản thừa kế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Ủy quyền ký văn bản khai nhận di sản thừa kế được không?
Pháp luật
Phần di sản không được định đoạt trong di chúc thì có được chia theo hàng thừa kế hay không?
Pháp luật
Nhà đang trả góp có phải là di sản thừa kế? Xử lý thế nào khi người mua nhà trả góp chết mà người nhận thừa kế không đủ khả năng tiếp tục trả góp?
Pháp luật
Cán bộ, công chức có được nhận đất nông nghiệp mục đích sử dụng trồng lúa là di sản thừa kế của bố mẹ không?
Pháp luật
Đất nông nghiệp cấp cho hộ gia đình thì chia thừa kế như thế nào? Và cần chuẩn bị những giấy tờ gì để làm hồ sơ thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp?
Pháp luật
Thời hiệu để người thừa kế khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là bao lâu? Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định như thế nào?
Pháp luật
Việc niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế được quy định như thế nào? Con nuôi không có đăng ký có được thừa kế theo pháp luật không?
Pháp luật
Tiến hành khai nhận di sản thừa kế ở đâu? Thủ tục khai nhận di sản thừa kế như thế nào? Mẹ có được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc của con trai không?
Pháp luật
Có thể khiếu nại văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế trong trường hợp sau khi chia mới biết di sản là đất đã có quyết định thu hồi không?
Pháp luật
Văn bản khai nhận thừa kế nhà đất có phải công chứng không? Lệ phí công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế là bao nhiêu?
Pháp luật
Án lệ số 72/2024/AL về việc xác định di sản thừa kế là quyền sử dụng đất trong trường hợp di chúc không thể hiện diện tích đất cụ thể ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di sản thừa kế
9,823 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Di sản thừa kế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di sản thừa kế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào