Con cái bất hiếu có mất quyền thừa kế tài sản do cha mẹ để lại không? Mức phạt đối với con cái bất hiếu?
Con cái bất hiếu có mất quyền thừa kế tài sản do cha mẹ để lại không?
Theo đó, con cái bất hiếu có mất quyền thừa kế tài sản do cha mẹ để lại không thì hiện nay có hai hình thức nhận quyền thừa kế di sản cha mẹ để lại là để lại theo di chúc và phân chia di sản theo pháp luật. Do đó, tùy từng trường hợp, con cái bất hiếu có mất quyền thừa kế tài sản không sẽ được quy định khác nhau. Cụ thể:
Khi thừa kế được chia theo di chúc nghĩa là thừa kế được chia theo ý chí của cha mẹ - người có tài sản.
Căn cứ Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế và truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
Theo đó, nếu con cái bất hiếu làm cha mẹ không muốn để lại tài sản của mình cho con thì phải thể hiện nội dung này trong di chúc.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, người con phải thuộc trường hợp không phụ thuộc vào di chúc theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 gồm:
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
- Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Theo đó, nếu tài sản thừa kế được chia theo di chúc, di chúc được lập hợp pháp thì khi con cái bất hiếu với cha mẹ, cha mẹ hoàn toàn có quyền cho hoặc không cho người con này được hưởng di sản thừa kế mà mình để lại.
Trường hợp chia tài sản theo người thừa kế theo pháp luật sẽ chia theo hàng thừa kế theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015.
Theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 trong đó con bao gồm "vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết" thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật trừ trường hợp:
- Từ chối nhận di sản: Đây là quyền của người thừa kế nhưng người này không được từ chối để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ do người để lại di sản để lại (Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015).
- Người không được quyền hưởng di sản: Căn cứ Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, con cái bất hiếu với cha mẹ cũng có thể là một trong những trường hợp không được quyền hưởng di sản nếu:
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ cha mẹ, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của cha mẹ;
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản cha mẹ trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của cha mẹ.
Lưu ý: Người con trong các trường hợp trên vẫn được hưởng di sản nếu cha mẹ biết hành vi của người con nhưng vẫn để lại di chúc cho.
Như vậy, từ các phân tích trên có thể thấy, nếu con cái bất hiếu và thuộc các trường hợp không được hưởng di sản ở trên thì sẽ không được nhận di sản thừa kế từ cha mẹ trừ trường hợp:
Cha mẹ có biết về việc đó nhưng vẫn để lại di chúc cho con bất hiếu. Không có bằng chứng chứng mình hành vi bất hiếu của con cái thuộc các trường hợp không được hưởng di sản tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 ở trên.
Con cái bất hiếu (Hình từ Internet)
Con cái bất hiếu đánh đập gây thương tích cho cha mẹ có thể bị xử phạt hành chính như thế nào?
Con cái bất hiếu đánh đập gây thương tích cho cha mẹ có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.
Đồng thời, theo Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định cụ thể:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, con cái bất hiếu đánh đập gây thương tích cho cha mẹ chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu. Đồng thời buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Thời hiệu xử phạt con cái bất hiếu đánh đập gây thương tích cho cha mẹ là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt con cái bất hiếu đánh đập gây thương tích cho cha mẹ là 1 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?