Còn bao nhiêu ngày nữa thì học sinh đi học? Chương trình học của học sinh các cấp năm học 2023-2024 như thế nào?
Còn bao nhiêu ngày nữa thì học sinh đi học?
Căn cứ theo quy định tại Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định như sau:
Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:
1. Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
2. Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2023.
3. Kết thúc học kỳ I trước ngày 15 tháng 01 năm 2024, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25 tháng 5 năm 2024 và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2024.
4. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2024.
5. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2024.
6. Thi tốt nghiệp trung học phổ thông và các kỳ thi cấp quốc gia theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo như quy định trên, học sinh cả nước đi học lại từ tháng 8/2024, trước 1 tuần so với 5/9/2023, đối với học sinh lớp 1 đi học trước 2 tuần so với 5/9/2023.
Dự kiến lịch đi học lại năm học 2023-2024 trong khoảng thời gian từ ngày 21/8/2023 - 22/8/2023 đối với lớp 1
Lịch đi học lại của học sinh các cấp còn lại dự kiến sẽ sớm nhất từ ngày 29/8/2023.
Như vậy, học sinh các cấp cả nước chỉ còn tầm 10 đến 20 ngày nữa thì học sinh đi học lại
Riêng học sinh lớp 1 chỉ còn tầm 10 ngày nữa học sinh đi học lại.
Còn bao nhiêu ngày nữa thì học sinh đi học? Chương trình học của học sinh các cấp năm học 2023-2024 như thế nào? (Hình từ Internet)
Chương trình học của học sinh các cấp năm học 2023-2024 như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
Chương trình giáo dục phổ thông được thực hiện theo lộ trình như sau:
1. Từ năm học 2020-2021 đối với lớp 1.
2. Từ năm học 2021-2022 đối với lớp 2 và lớp 6.
3. Từ năm học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10.
4. Từ năm học 2023-2024 đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
5. Từ năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12.
Theo như quy định trên, năm học 2023-2024 sẽ áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với học sinh lớp 1,2,3,6,7,10 và đặc biệt các lớp 4, lớp 8 và lớp 11 sẽ là lần đầu tiên được áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018
Các lớp còn lại gồm lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ được áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2006
Vào năm học 2024-2025 học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ áp dụng chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Học phí giáo dục phổ thông các cấp được thu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thu học phí
1. Học phí được thu định kỳ hàng tháng; nếu người học tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học. Đối với cơ sở giáo dục thường xuyên, đào tạo thường xuyên và các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, học phí được thu theo số tháng thực học. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, học phí được thu tối đa 9 tháng/năm. Đối với cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp học phí được thu tối đa 10 tháng/năm.
2. Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng thì học phí được thu theo số tháng học thực tế (bao gồm cả thời gian tổ chức dạy học trực tuyến hoặc bố trí thời gian học bù tại trường); không thu học phí trong thời gian không tổ chức dạy học. Mức thu học phí đảm bảo nguyên tắc theo số tháng thực học và chi phí phát sinh cần thiết để tổ chức dạy học nhưng không vượt quá tổng thu học phí tính theo số tháng tối đa của 01 năm học (tối đa 9 tháng/năm đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và tối đa 10 tháng/năm đối với cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp) và công khai từ đầu năm học trong các cơ sở giáo dục. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân quyết định cụ thể thời gian thu, mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn; Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định thời gian thu, mức học phí trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng.
3. Trong trường hợp tổ chức giảng dạy, học tập theo học chế tín chỉ, cơ sở giáo dục có thể quy đổi để thu học phí theo tín chỉ, tuy nhiên tổng số học phí thu theo tín chỉ của cả khóa học không được vượt quá mức học phí quy định cho khóa học nếu thu theo năm học.
4. Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức thu học phí và nộp học phí vào ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước để quản lý, sử dụng. Trong trường hợp phát sinh khoản thu học phí bằng tiền mặt thì định kỳ, đơn vị phải làm thủ tục chuyển (nộp) toàn bộ học phí đã thu bằng tiền mặt còn dư tại quỹ vào tài khoản của đơn vị tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để quản lý theo quy định.
Theo như quy định trên, học phí được thu định kỳ hàng tháng nếu người học tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học.
Đối với cơ sở giáo dục phổ thông, học phí được thu tối đa 9 tháng/năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?