Cọc tiêu bên đường có tác dụng gì trong hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ? Trường hợp nào thì cơ quan nhà nước sẽ cắm các cọc tiêu bên đường?

Cọc tiêu bên đường có tác dụng gì trong hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ? Trường hợp nào thì cơ quan nhà nước sẽ cắm các cọc tiêu bên đường? Và khi cắm cọc tiêu thì cần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật gì? - Câu hỏi của anh Tân (Đồng Tháp).

Cọc tiêu bên đường có tác dụng gì trong hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ?

Tại Điều 56 QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ quy định:

Tác dụng của cọc tiêu hoặc tường bảo vệ
Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ đặt ở lề của các đoạn đường nguy hiểm có tác dụng hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi phần đường an toàn và hướng đi của tuyến đường.
Tường bảo vệ còn có tác dụng hạn chế các phương tiện tham gia giao thông khỏi văng ra khỏi phần đường xe chạy. Tường bảo vệ đồng thời cần có tác dụng dẫn hướng cho lái xe vào ban đêm bằng vạch sơn đứng hoặc tiêu phản quang gắn trên đó.

Theo đó, cọc tiêu bên đường của các đoạn đường nguy hiểm có tác dụng hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi phần đường an toàn và hướng đi của tuyến đường.

Cọc tiêu bên đường có tác dụng gì trong hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ? Trường hợp nào thì cơ quan nhà nước sẽ cắm các cọc tiêu bên đường?

Cọc tiêu bên đường có tác dụng gì trong hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ? Trường hợp nào thì cơ quan nhà nước sẽ cắm các cọc tiêu bên đường? (Hình từ Internet)

Cọc tiêu bên đường có hình dạng và kích thước như thế nào?

Tại Điều 57 QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ quy định:

Hình dạng và kích thước cọc tiêu
Cọc tiêu có tiết diện là hình vuông, kích thước cạnh tối thiểu 12 cm hoặc hình tròn có tiết diện tối thiểu tương đương; chiều cao cọc tiêu tính từ vai đường đến đỉnh cọc là 70 cm; ở những đoạn đường cong, có thể trồng cọc tiêu thay đổi chiều cao cọc, cao dần từ 40 cm tại tiếp đầu, tiếp cuối đến 70 cm tại phân giác. Phần cọc trên mặt đất được sơn trắng, đoạn 10 cm ở đầu trên cùng có màu đỏ và bằng chất liệu phản quang hoặc phát quang. Trong một số trường hợp có thể sử dụng các cọc tiêu với màu sắc khác nhưng trên cọc tiêu được gắn các tiêu phản quang theo các quy định tại Điều 61.

Cọc tiêu bên đường có tiết diện là hình vuông, kích thước cạnh tối thiểu 12 cm hoặc hình tròn có tiết diện tối thiểu tương đương; chiều cao cọc tiêu tính từ vai đường đến đỉnh cọc là 70 cm; ở những đoạn đường cong, có thể trồng cọc tiêu thay đổi chiều cao cọc, cao dần từ 40 cm tại tiếp đầu, tiếp cuối đến 70 cm tại phân giác.

Trường hợp nào thì cơ quan nhà nước sẽ cắm các cọc tiêu bên đường?

Tại Điều 58 và Điều 59 QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ quy định:

Điều 58. Các trường hợp cắm cọc tiêu
58.1. Những trường hợp cắm cọc tiêu:
58.1.1. Phía lưng các đường cong nằm từ tiếp đầu đến tiếp cuối. Trong trường hợp có đường cong chuyển tiếp thì bố trí cọc tiêu từ điểm nối đầu đến điểm nối cuối;
58.1.2. Các đoạn nền đường bị thắt hẹp;
58.1.3. Các đoạn đường có taluy âm cao từ 2 m trở lên;
58.1.4. Các đoạn đường men theo sông, suối, đầm, hồ, ao;
58.1.5. Các đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt cùng mức;
58.1.6. Dọc hai bên những đoạn đường bị ngập nước thường xuyên hoặc chỉ ngập theo mùa và hai bên thân đường ngầm, đường tràn;
58.1.7. Các đoạn đường qua bãi cát, đồng lầy, đồi cỏ mà khó phân biệt mặt đường phần xe chạy với dải đất hai bên đường.
58.2. Không cần bố trí cọc tiêu trong trường hợp phần đường xe chạy đã được phân biệt rõ bởi bó vỉa, vỉa hè hoặc các kết cấu liền kề hoặc khi đã sử dụng tiêu phản quang dạng mũi tên tại các đường cong.
Điều 59. Kỹ thuật cắm cọc tiêu
59.1. Đường mới xây dựng hoặc nâng cấp cải tạo, cọc tiêu cắm sát vai đường và mép trong của cọc cách đều mép phần đường xe chạy tối thiểu 0,5 m, lượn đều theo mép phần xe chạy trừ trường hợp bị vướng chướng ngại vật.
59.2. Đường đang sử dụng, lề đường không đủ rộng thì cọc tiêu cắm sát vai đường.
59.3. Nếu đường đã có hàng cây xanh trồng ở trên vai đường hoặc lề đường, cho phép cọc tiêu cắm ở sát mép hàng cây nhưng bảo đảm quan sát thấy rõ hàng cọc nhưng không được lấn vào phía tim đường làm thu hẹp phạm vi sử dụng của đường.
59.4. Nếu ở vị trí đã có tường bảo vệ hoặc rào chắn cao trên 0,40 m thì không phải cắm cọc tiêu.
59.5. Lề đường ở trong hàng cọc tiêu phải bằng phẳng chắc chắn, không gây nguy hiểm cho xe khi đi ra sát hàng cọc tiêu và không có vật chướng ngại che khuất hàng cọc tiêu.
59.6. Đối với đường đang sử dụng, nếu nền và mái đường không bảo đảm được nguyên tắc nêu ở khoản 59.1 Điều này thì tạm thời cho phép cắm cọc tiêu lấn vào trong lề đường đến phạm vi an toàn.
59.7. Cọc tiêu phải cắm thẳng hàng trên đường thẳng và lượn cong dần trong đường cong, với khoảng cách giữa các cọc như sau:
59.7.1. Khoảng cách (S) giữa hai cọc tiêu trên đường thẳng thông thường là S = 10 m với các đường ô tô thông thường và 30 m với đường cao tốc;
59.7.2. Khoảng cách giữa hai cọc tiêu trên đường cong nằm:
a) Nếu đường cong có bán kính R = 10 m đến 30 m thì khoảng cách giữa hai cọc tiêu S = 3 m;
b) Nếu đường cong có bán kính R: 30 m < R £ 100 m thì khoảng cách giữa hai cọc tiêu S = 5 m;
c) Nếu đường cong có bán kính R > 100 m thì S = 10 m;
d) Khoảng cách giữa hai cọc tiêu ở tiếp đầu (hoặc nối đầu) và tiếp cuối (hoặc nối cuối) có thể bố trí xa hơn 3 m so với khoảng cách của hai cọc tiêu trong phạm vi đường cong.
59.7.3. Khoảng cách giữa hai cọc tiêu trên đoạn đường dốc:
a) Nếu đường có độ dốc ³ 3%, khoảng cách giữa hai cọc tiêu là 5 m;
b) Nếu đường có độ dốc < 3%, khoảng cách giữa hai cọc tiêu là 10 m (không áp dụng đối với đầu cầu và đầu cống);
c) Khoảng cách giữa hai cọc tiêu trên đoạn đường dốc nơi có đường cong nằm thì lấy theo quy định tại điểm 59.7.2 khoản 59.7 Điều này. Khi hết phạm vi đường cong nằm, khoảng cách của các cọc tiêu lấy theo tiết a và tiết b điểm này.
59.7.4. Mỗi hàng cọc tiêu cắm ít nhất là 6 cọc.

Cơ quan nhà nước sẽ cắm các cọc tiêu bên đường trong các trường hợp sau:

- Phía lưng các đường cong nằm từ tiếp đầu đến tiếp cuối. Trong trường hợp có đường cong chuyển tiếp thì bố trí cọc tiêu từ điểm nối đầu đến điểm nối cuối;

- Các đoạn nền đường bị thắt hẹp;

- Các đoạn đường có taluy âm cao từ 2 m trở lên;

- Các đoạn đường men theo sông, suối, đầm, hồ, ao;

- Các đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt cùng mức;

- Dọc hai bên những đoạn đường bị ngập nước thường xuyên hoặc chỉ ngập theo mùa và hai bên thân đường ngầm, đường tràn;

- Các đoạn đường qua bãi cát, đồng lầy, đồi cỏ mà khó phân biệt mặt đường phần xe chạy với dải đất hai bên đường.

Việc cắm cọc tiêu còn phải tuân thủ yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

Cọc tiêu
Biển báo hiệu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức phạt đối với lỗi xe đạp, xe đạp điện đi vào khu vực cấm, đường có biển báo cấm lên đến 400.000 đồng?
Pháp luật
Đơn vị thi công công trình giao thông đường bộ có bắt buộc phải bố trí biển báo hiệu cọc tiêu rào chắn và đèn cảnh báo hay không?
Pháp luật
Cọc tiêu bên đường có tác dụng gì trong hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ? Trường hợp nào thì cơ quan nhà nước sẽ cắm các cọc tiêu bên đường?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cọc tiêu
13,005 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cọc tiêu Biển báo hiệu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào