Có yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thực hiện không?
- Có yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thực hiện không?
- Cách xác định thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài thế nào?
- Thời hạn bắt đầu thực hiện công tác nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài là khi nào?
Có yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thực hiện không?
Về thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC, cụ thể như sau:
"Điều 17. Thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài
1. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài bao gồm:
a) Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
b) Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh trong trường hợp ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài liên quan đến thi hành án dân sự;
c) Thừa phát lại thực hiện tống đạt giấy tờ theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, thông tin theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự và thi hành án dân sự."
Theo quy định trên thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh là một trong ba cơ quan có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài.
Có yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền thực hiện không?
Cách xác định thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài thế nào?
Việc xác định cơ quan có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC như sau:
"Điều 17. Thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài
...
2. Thẩm quyền của cơ quan, tổ chức Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài được xác định như sau:
a) Nơi người được tống đạt là cá nhân cư trú, làm việc hoặc nơi cơ quan, tổ chức được tống đạt có trụ sở, chi nhánh của tổ chức đó theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài;
b) Nơi người được triệu tập làm chứng, người giám định cư trú, làm việc;
c) Nơi thực hiện việc thu thập, cung cấp chứng cứ."
Theo đó thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ được xác nhận là cơ quan có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài dựa vào:
- Nơi người được triệu tập làm chứng, người giám định cư trú, làm việc;
- Nơi thực hiện việc thu thập, cung cấp chứng cứ.
Thời hạn bắt đầu thực hiện công tác nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài là khi nào?
Về công tác nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài thực hiện theo Điều 19 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC như sau:
"Điều 19. Nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài
1. Bộ Tư pháp tiếp nhận hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự mà Việt Nam và nước đó là thành viên hoặc theo kênh chính, kênh ngoại giao gián tiếp, kênh lãnh sự gián tiếp của Công ước Tống đạt.
Trường hợp Bộ Ngoại giao nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài trong thời hạn 05 ngày làm việc, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm chuyển hồ sơ và các tài liệu kèm theo (nếu có) cho Bộ Tư pháp.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài, Bộ Tư pháp vào sổ hồ sơ ủy thác tư pháp, xem xét, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện một trong các công việc sau đây:
a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho cơ quan, có thẩm quyền của Việt Nam quy định tại Điều 17 của Thông tư liên tịch này;
b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ, Bộ Tư pháp trả lại hoặc chuyển Bộ Ngoại giao trả lại hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền nước ngoài và nêu rõ lý do."
Như vậy kể từ khi Bộ ngoại nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài sẽ chuyển cho Bộ Tư pháp sau 5 ngày làm việc, và từ khi Bộ Tư pháp nhận được hồ sơ thì sau 10 ngày làm việc sẽ bắt đầu thực hiện công tác nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài.
Về hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài được quy định tại Điều 18 Thông tư liên tịch này như sau:
"Điều 18. Hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài
Hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài gồm những văn bản sau đây:
1. Các văn bản theo quy định của điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự mà Việt Nam và nước đó là thành viên. Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự thì hồ sơ ủy thác tư pháp của nước ngoài gồm các văn bản được quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Luật Tương trợ tư pháp.
2. Biên lai nộp phí, lệ phí ủy thác tư pháp về dân sự của nước ngoài tại Việt Nam theo quy định hiện hành về phí, lệ phí ủy thác tư pháp về dân sự và chi phí thực tế (nếu có)."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?
- Mẫu Quyết định thành lập Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ là mẫu nào? Tải mẫu? Đại hội Đảng bộ được xem là hợp lệ khi nào?