Có xem xét xem xét, quyết định miễn nhiệm Chấp hành viên trong trường hợp bị phơi nhiễm HIV hay không?
Có xem xét xem xét, quyết định miễn nhiệm Chấp hành viên trong trường hợp bị phơi nhiễm HIV hay không?
Theo khoản 2 Điều 19 Luật Thi hành án Dân sự 2008 có quy định:
Miễn nhiệm Chấp hành viên
1. Chấp hành viên đương nhiên được miễn nhiệm trong trường hợp nghỉ hưu hoặc chuyển công tác đến cơ quan khác.
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Chấp hành viên trong các trường hợp sau đây:
a) Do hoàn cảnh gia đình hoặc sức khỏe mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ Chấp hành viên;
b) Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Chấp hành viên hoặc vì lý do khác mà không còn đủ tiêu chuẩn để làm Chấp hành viên.
3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục miễn nhiệm Chấp hành viên.
Theo quy định Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Chấp hành viên trong các trường hợp sau đây:
- Do hoàn cảnh gia đình hoặc sức khỏe mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ Chấp hành viên;
- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Chấp hành viên hoặc vì lý do khác mà không còn đủ tiêu chuẩn để làm Chấp hành viên.
Như vậy, trường hợp xét thấy sức khỏe của Chấp hành viên bị phơi nhiễm HIV không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm.
Chấp hành viên có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Theo Điều 20 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên
1. Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định về thi hành án theo thẩm quyền.
2. Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chấp hành viên.
3. Triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án.
4. Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án.
5. Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án.
6. Yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật.
7. Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.
8. Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác.
9. Được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của Chính phủ.
10. Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín.
Theo đó, Chấp hành viên có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định nêu trên.
Có xem xét xem xét, quyết định miễn nhiệm Chấp hành viên trong trường hợp bị phơi nhiễm HIV hay không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Chấp hành viên thi hành án dân sự được quy định thế nào?
Theo Điều 64 Nghị định 62/2015/NĐ-CP (điểm b khoản 2 Điều này bị bãi bỏ bởi Điều 2 Nghị định 33/2020/NĐ-CP) quy định như sau:
Trình tự, thủ tục miễn nhiệm Chấp hành viên
1. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự chuẩn bị hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự; Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng chuẩn bị hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Chấp hành viên Phòng Thi hành án cấp quân khu.
2. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Chấp hành viên gồm có:
a) Đơn xin miễn nhiệm Chấp hành viên, nếu có, trong đó nêu rõ lý do của việc xin miễn nhiệm Chấp hành viên;
c) Văn bản đề nghị miễn nhiệm Chấp hành viên của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự đối với Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự hoặc Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng đối với Chấp hành viên Phòng Thi hành án cấp quân khu.
Như vậy, hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Chấp hành viên thi hành án dân sự bao gồm:
- Đơn xin miễn nhiệm Chấp hành viên (nếu có).
- Văn bản đề nghị miễn nhiệm Chấp hành viên của Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự đối với Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự hoặc Cục trưởng Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng đối với Chấp hành viên Phòng Thi hành án cấp quân khu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?