Có tử hình người can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế gây thiệt hại trên 1 tỷ đồng không?

Tôi có thắc mắc liên quan đến tội can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu. Cho tôi hỏi có tử hình người can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế gây thiệt hại trên 1.000.000.000 đồng không? Câu hỏi của anh Trung Tín ở Hà Nội.

Có tử hình người can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu trang thiết bị y tế gây thiệt hại trên 1 tỷ đồng không?

Căn cứ Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015, được bổ sung bởi điểm k khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng như sau:

Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng
1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu;
b) Thông thầu;
c) Gian lận trong đấu thầu;
d) Cản trở hoạt động đấu thầu;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu;
e) Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu;
g) Chuyển nhượng thầu trái phép.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
a) Vì vụ lợi;
b) Có tổ chức;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
đ) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo quy định trên, thì người nào can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu mà gây thiệt hại trên 1.000.000.000 đồng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng với mức phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Do đó, người can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu nói chung, đấu thầu trang thiết bị y tế nói riêng mà gây thiệt hại trên 1.000.000.000 đồng sẽ không bị áp dụng hình phạt tử hình.

Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu

Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu (Hình từ Internet)

Người phạm tội can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu là người có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?

Theo điểm v khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
...
v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
...
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Theo đó, trong trường hợp người phạm tội can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu là người có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác thì người này có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Người phạm tội can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu là người bị bệnh nặng thì có được hoãn chấp hành hình phạt tù không?

Theo quy định tại Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 về hoãn chấp hành hình phạt tù như sau:

Hoãn chấp hành hình phạt tù
1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.

Như vậy, người phạm tội can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu là người bị bệnh nặng thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi sức khỏe được hồi phục.

Thiết bị y tế Tải trọn bộ các quy định về Thiết bị y tế hiện hành
Hoạt động đấu thầu Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Hoạt động đấu thầu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trách nhiệm kê khai giá thiết bị y tế của Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế - Bộ Y tế từ 01/01/2025
Pháp luật
Thông tư 07 về mẫu hồ sơ, báo cáo hoạt động đấu thầu thế nào? Tải về Phụ lục Thông tư 07 BKHĐT mới nhất?
Pháp luật
Nếu các nhà thầu tham dự thầu đều được hưởng ưu đãi như nhau thì có phải tính ưu đãi hay không?
Pháp luật
Thiết bị y tế nào phải kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định? Xử lý thiết bị y tế không đạt yêu cầu kiểm định như thế nào?
Pháp luật
Thiết bị y tế loại B là gì? Thiết bị y tế loại B nào được mua bán như các hàng hóa thông thường?
Pháp luật
Nhà đầu tư độc lập có được xem là nhà đầu tư trong hoạt động đấu thầu không? Nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi nào?
Pháp luật
Thời gian cấm tham gia hoạt động đấu thầu là bao lâu? Ai có thẩm quyền quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu?
Pháp luật
Quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu phải được gửi đến cho ai? Quyết định bao gồm các nội dung nào?
Pháp luật
Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị trong hoạt động đấu thầu được thành lập bởi những cơ quan nào?
Pháp luật
Các hành vi bị cấm trong đấu thầu 2025? Xử lý vi phạm trong đấu thầu thế nào? Vi phạm điều cấm trong đấu thầu bị cấm đấu thầu bao lâu?
Pháp luật
Không bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu bao gồm hành vi nào? Không bảo đảm công bằng có bị đình chỉ cuộc thầu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thiết bị y tế
1,038 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thiết bị y tế Hoạt động đấu thầu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thiết bị y tế Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động đấu thầu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào