Có tiếp tục tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã có quyết định khởi tố bị can hay không?
Khi đã có quyết định khởi tố bị can thì có tiếp tục tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nữa hay không?
Khi đã có quyết định khởi tố bị can thì có tiếp tục tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nữa hay không, thì theo khoản 1 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Do thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự áp dụng đối với người phạm tội nên sau khi có quyết định khởi tố bị can, vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử thì xác định là đang trong quá trình hoạt động tố tụng đối với vụ án và không được tính vào thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (bao gồm cả trường hợp vụ án bị hủy đi hủy lại nhiều lần để xét xử lại hoặc để điều tra lại hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều lần...).
Tuy nhiên, sau khi khởi tố bị can, nếu người phạm tội thuộc một trong hai trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
(1) Người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù;
(2) Người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ được tính lại kể từ ngày người đó thực hiện hành vi phạm tội mới hoặc kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử mà vụ án bị tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ vụ án (trừ trường hợp tạm đình chỉ do không xác định được bị can đang ở đâu và đã có quyết định truy nã) thì cần phải xác định là các hoạt động tố tụng được tạm dừng; thời gian tiến hành các hoạt động nhằm khắc phục lý do tạm đình chỉ, như: Bắt buộc chữa bệnh, giám định tư pháp, tương trợ tư pháp... sẽ được tính vào thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và nếu hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án (không phải ra quyết định phục hồi).
Trách nhiệm hình sự (Hình từ Internet)
Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những tội danh nào?
Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những tội danh được quy định tại Điều 28 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
(1) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật này;
(2) Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật này;
(3) Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật này; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.
Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi nào?
Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ được quy định tại khoản 1 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
- Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
- Khi có quyết định đại xá.
Bên cạnh đó, người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
- Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
- Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước tỉnh Kon Tum là bao nhiêu? Tải về phụ lục?
- Tải mẫu hợp đồng thuê xe cá nhân trong Tết Âm lịch năm Ất Tỵ mới nhất? Giá thuê xe được xác định thế nào?
- Tinh gọn bộ máy cấp huyện: Thay thế những người kém năng lực không hoàn thành nhiệm vụ theo Nghị quyết 18?
- Tổng hợp mẫu quyết định cho thôi việc mới nhất 2025? Tải mẫu quyết định cho thôi việc năm 2025?
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?