Có thể xuất cảnh khi mang chất độc xyanua không? Mang thi hài người bị đầu độc bằng xyanua chết ở nước ngoài về cần chuẩn bị gì?
Có thể xuất cảnh khi mang chất độc xyanua không?
Chất độc xyanua được quy định tại Chương I Quy trình công nghệ tiêu huỷ hoặc tái sử dụng Xyanua do Bộ trưởng Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường ban hành kèm theo Quyết định 1971/1999/QĐ-BKHCNMT như sau:
MỞ ĐẦU
Axit xyanhydric và các muối xyanua tan của nó là chất độc rất mạnh, chỉ cần lượng chừng 50 mg là có thể giết chết một người. Tuy nhiên các muối kim loại của Axit xyanhydric lại có vai trò rất lớn trong nhiều ngành công nghiệp:
...
Danh mục những vật phẩm nguy hiểm cấm, hạn chế mang lên máy bay được quy định tại Quyết định 1541/QĐ-CHK năm 2021 như sau:
DANH MỤC
....
I. DANH MỤC VẬT PHẨM NGUY HIỂM CẤM MANG VÀO KHU VỰC HẠN CHẾ, KHOANG HÀNH KHÁCH CỦA TÀU BAY
TT | Nội dung |
... | ... |
3 | Các chất hóa học: |
3.1 | Các loại bình xịt, khí và chất hóa học nhằm vô hiệu hóa hoặc gây tê liệt như: bình xịt hơi cay (trong đó bao gồm các loại bình xịt được chế tạo từ các loại ớt và hạt tiêu), các loại bình xịt a-xít, bình xịt chống côn trùng và khí cay (hơi cay) trừ trường hợp các loại bình xịt sử dụng để sát khuẩn trên tàu bay |
3.2 | Các loại chất hóa học mà khi trộn lẫn có khả năng gây phản ứng nguy hiểm (phản ứng gây cháy); và |
3.3 | Các loại chất hóa học khác có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc tài sản kể cả khi không được phân loại trong danh mục Hàng hóa nguy hiểm |
... | ... |
Theo đó, các loại chất hóa học có thể gây nguy hiểm đến tính mạng thuộc nhóm chất bị nghiêm cấm mang lên máy bay, kể cả những chất không được phân loại trong danh mục Hàng hóa nguy hiểm khi mang lên máy bay.
Chất độc xyanua được xác định là chất độc rất mạnh, chỉ cần lượng chừng 50 mg là có thể giết chết một người.
Như vậy, không thể mang chất độc xyanua khi xuất cảnh ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Có thể xuất cảnh khi mang chất độc xyanua không? Mang thi hài người bị đầu độc bằng xyanua chết ở nước ngoài về cần chuẩn bị gì? (Hình từ Internet)
Đầu độc bằng chất độc xyanua giết 6 người có thể truy cứu trách nhiệm về tội gì?
Hành vi đầu độc bằng chất độc xyanua giết 6 người được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
...
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, đầu độc bằng xyanua giết 6 người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "Tội giết người" với mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, tùy mức độ và tính chất sự việc.
Lưu ý:
Người có hành vi đầu độc bằng chất độc xyanua giết 6 người còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm, tùy mức độ và tính chất sự việc.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mang thi hài người Việt Nam bị đầu độc bằng xyanua chết ở nước ngoài về nước gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mang thi hài người Việt Nam bị đầu độc bằng xyanua chết ở nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 01/2011/TT-BNG được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-BNG bao gồm những giấy tờ như sau:
- 01 đơn đề nghị đưa thi hài, hài cốt, tro cốt về nước theo mẫu số 01/NG-LS ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BNG;
- Giấy tờ chứng minh người đề nghị thuộc diện có thể đề nghị cấp Giấy phép mang thi hài người Việt Nam bị đầu độc bằng xyanua chết ở nước ngoài về bao gồm:
+ 01 bản chụp hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh của người đề nghị;
+ 01 bản chụp giấy tờ chứng minh quan hệ thân nhân với người chết;
+ 01 bản chụp một trong các loại giấy tờ: căn cước công dân, giấy xác nhận thông tin về cư trú, giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp người chết thuộc diện nêu tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2011/TT-BNG;
+ 01 bản gốc văn bản ủy quyền trong trường hợp người đề nghị thuộc diện nêu tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 01/2011/TT-BNG;
+ 01 bản gốc văn bản ủy quyền trong trường hợp người đề nghị là cơ quan, đơn vị chủ quản của người chết nêu tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 01/2011/TT-BNG.
- Giấy tờ chứng minh người chết thuộc diện được mang thi hài về Việt Nam;
+ Bản gốc hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh của người chết (nếu có);
+ 01 bản chụp Giấy phép thường trú tại Việt Nam của người chết trong trường hợp người chết thuộc diện nêu tại điểm c khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2011/TT-BNG;
+ 01 bản chụp giấy chứng tử do cơ quan có thẩm quyền của người nước ngoài hoặc Cơ quan đại diện cấp;
+ 01 bản chụp giấy chứng nhận vệ sinh, kiểm dịch y tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (đối với thi hài); giấy chứng nhận khai quật và giấy chứng nhận vệ sinh, kiểm dịch y tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp (đối với hài cốt); giấy chứng nhận hỏa thiêu thi hài (đối với tro cốt);
+ 01 bản chụp Đơn xin phép mang thi hài, hài cốt, tro cốt của người thân về chôn cất, bảo quản tại địa phương theo mẫu số 02/NG-LS có xác nhận đồng ý của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn của Việt Nam cấp hoặc cơ quan quản lý nghĩa trang, nếu người chết thuộc diện nêu tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2011/TT-BNG.
Tải về Mẫu số 01/NG-LS
Tải về Mẫu số 02/NG-LS
Lưu ý:
Người được phép đề nghị cấp Giấy phép mang thi hài người Việt Nam bị đầu độc bằng xyanua chết ở nước ngoài về được quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2011/TT-BNG như sau:
(1) Thân nhân của người chết;
(2) Người được thân nhân của người chết ủy quyền bằng văn bản;
(3) Cơ quan/đơn vị chủ quản của người chết; hoặc bạn bè, người quen của người chết, nếu người chết không có thân nhân hoặc thân nhân không phản đối việc đưa thi hài, hài cốt, tro cốt về nước.
Người bị đầu độc bằng xyanua chết ở nước ngoài được phép mang thi hài về Việt Nam được quy định tại Điều 3 Thông tư 01/2011/TT-BNG như sau:
- Công dân Việt Nam có đăng ký thường trú tại Việt Nam;
- Người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thân nhân thường trú tại Việt Nam;
- Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.
- Việc đưa về Việt Nam thi hài, hài cốt, tro cốt của những người thuộc diện chưa được phép nhập cảnh vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, được xem xét giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể.
- Không đưa về Việt Nam thi hài của người chết do mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 được bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 740/QĐ-BYT năm 2016.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay? Bài văn về hiện tượng sống ảo của giới trẻ ngày nay hay nhất?
- Bệnh Alzheimer là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer? Triệu chứng lâm sàng của bệnh Alzheimer là gì?
- Trường đào tạo bồi dưỡng là gì? Trường đào tạo bồi dưỡng của cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ gì?
- Mẫu biên bản làm rõ hồ sơ dự thầu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản làm rõ hồ sơ dự thầu mới nhất ở đâu?
- 02 trường hợp không được gia nhập Hội công chứng viên? Hội viên Hội công chứng viên gồm những ai?