Có thể tố cáo các hành vi nào trong Tòa án nhân dân? Trường hợp công chức Tòa án đã chuyển công tác thì thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định ra sao?
Có thể tố cáo các hành vi nào trong Tòa án nhân dân?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Thông tư 01/2020/TT-TANDTC quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Tố cáo trong Tòa án nhân dân bao gồm:
a) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan, đơn vị thuộc Tòa án nhân dân các cấp trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
b) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
c) Tố cáo cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án nhân dân vi phạm chuẩn mực, phẩm chất đạo đức, Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức Tòa án nhân dân, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán;
d) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp của Tòa án là tố cáo hành vi vi phạm của bất kỳ cơ quan, đơn vị, cá nhân trong Tòa án nhân dân về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
3. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp của Tòa án là quản lý nhà nước về hoạt động xét xử theo chức năng của Tòa án nhân dân.
Như vậy, có thể tố cáo các hành vi sau đây trong Tòa án nhân dân:
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan, đơn vị thuộc Tòa án nhân dân các cấp trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
- Tố cáo cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án nhân dân vi phạm chuẩn mực, phẩm chất đạo đức, Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức Tòa án nhân dân, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán;
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp của Tòa án là tố cáo hành vi vi phạm của bất kỳ cơ quan, đơn vị, cá nhân trong Tòa án nhân dân về việc chấp hành quy định của pháp luật, trừ hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Có thể tố cáo các hành vi nào trong Tòa án nhân dân?
Trường hợp công chức Tòa án đã chuyển công tác thì thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định ra sao?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 22 Thông tư 01/2020/TT-TANDTC quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân như sau:
Thẩm quyền giải quyết tố cáo
1. Chánh án Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm của các cơ quan, đơn vị thuộc Tòa án nhân dân; hành vi vi phạm của công chức hoặc người không phải là công chức do mình trực tiếp quản lý được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định tại Điều 14 và Điều 21 của Luật Tố cáo.
2. Trường hợp công chức hoặc người lao động được biệt phái thì thẩm quyền được xác định như sau:
a) Trường hợp tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong thời gian công tác trước khi biệt phái thì Chánh án Tòa án nhân dân quản lý trực tiếp tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật giải quyết, Chánh án Tòa án nhân dân nơi công chức hoặc người lao động được biệt phái đến có trách nhiệm phối hợp giải quyết;
b) Trường hợp tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian công tác tại Tòa án nhân dân nơi công chức hoặc người lao động được biệt phái đến thì Chánh án Tòa án nhân dân nơi công chức hoặc người lao động đang công tác giải quyết.
3. Đối với công chức hoặc người lao động đã chuyển công tác, sau đó mới xác định có hành vi vi phạm tại cơ quan, đơn vị đã công tác thì Chánh án Tòa án nhân dân quản lý trực tiếp công chức hoặc người lao động tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật giải quyết, Chánh án Tòa án nhân dân nơi công chức hoặc người lao động đang công tác có trách nhiệm phối hợp giải quyết.
Đối với công chức Tòa án đã chuyển công tác, sau đó mới xác định có hành vi vi phạm tại cơ quan, đơn vị đã công tác thì Chánh án Tòa án nhân dân quản lý trực tiếp công chức tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật giải quyết, Chánh án Tòa án nhân dân nơi công chức hoặc người lao động đang công tác có trách nhiệm phối hợp giải quyết.
Ai là người tổ chức việc tiếp nhận, đề xuất việc giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao?
Căn cứ vào Điều 23 Thông tư 01/2020/TT-TANDTC quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân như sau:
Trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị có chức năng thanh tra trong Tòa án nhân dân các cấp
1. Trưởng ban Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức việc tiếp nhận, phân loại, đề xuất việc giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
b) Xác minh nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
c) Xem xét việc giải quyết tố cáo mà Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cấp tỉnh đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, giải quyết lại.
2. Người đứng đầu đơn vị có chức năng thanh tra tại Tòa án nhân dân cấp cao có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức việc tiếp nhận, phân loại, đề xuất việc giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao;
b) Xác minh nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi được giao.
3. Người đứng đầu đơn vị có chức năng thanh tra tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức việc tiếp nhận, phân loại, đề xuất việc giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
b) Xác minh nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh khi được giao;
c) Xem xét việc giải quyết tố cáo mà Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, giải quyết lại.
4. Người hoặc bộ phận được giao thực hiện chức năng thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Tòa án nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức việc tiếp nhận, phân loại, đề xuất việc giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện;
b) Xác minh nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện khi được giao.
Trưởng ban Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm sau đây:
- Tổ chức việc tiếp nhận, phân loại, đề xuất việc giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
- Xác minh nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
- Xem xét việc giải quyết tố cáo mà Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cấp tỉnh đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, giải quyết lại.
Như vậy, người tổ chức việc tiếp nhận, đề xuất việc giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là Trưởng ban Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi chở hàng cồng kềnh xe máy 2025? Mức phạt chở hàng cồng kềnh 2025? Xe máy chở hàng cồng kềnh bị phạt bao nhiêu?
- Tiêu chí Kinh dị ở Phim 18+ là gì theo Thông tư 05? 07 tiêu chí phân loại phim 18+ chi tiết, cụ thể?
- Mã chương thuế môn bài năm 2025? Hướng dẫn tra cứu mã chương thuế môn bài năm 2025 như thế nào?
- Huân chương Lao động hạng Ba được gì? Huân chương Lao động hạng 3 được quyền lợi gì theo Nghị định 98?
- Giáo viên tiểu học hạng 1 cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Giáo viên tiểu học hạng 1 được làm ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi cấp nào?