Có thể thu thập thông tin về tài sản thẩm định giá trên cơ sở dữ liệu quốc gia về giá? Nếu có thì thu thập những thông tin gì?
Có thể thu thập thông tin về tài sản thẩm định giá trên cơ sở dữ liệu quốc gia về giá không?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 31/2024/TT-BTC quy định về các nguồn thông tin thu thập về tài sản thẩm định giá như sau:
Các nguồn thông tin thu thập
1. Các nguồn thông tin thu thập về tài sản thẩm định giá bao gồm:
a) Thông tin do tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá cung cấp thể hiện đặc điểm pháp lý (như quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền khai thác, quyền quản lý và các quyền khác liên quan đến tài sản), đặc điểm kinh tế - kỹ thuật (bao gồm quá trình sử dụng, vận hành, khai thác, sửa chữa và nâng cấp tài sản) và các thông tin khác liên quan đến tài sản thẩm định giá (nếu có). Tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của các thông tin này;
b) Thông tin từ kết quả khảo sát hiện trạng tài sản thẩm định giá;
c) Thông tin từ các chuyên gia, các tổ chức giám định, các tổ chức tư vấn thiết kế, xây dựng, kỹ thuật và các tổ chức, cá nhân khác có kiến thức và kinh nghiệm hiểu biết về tài sản thẩm định giá (nếu có);
d) Thông tin từ kết quả khảo sát, thu thập thông tin về thị trường và các chủ thể tham gia thị trường của tài sản thẩm định giá;
đ) Thông tin từ các cơ sở dữ liệu quốc gia về giá, thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (nếu có);
e) Các nguồn thông tin khác (nếu có).
...
Theo quy định nêu trên, thông tin từ các cơ sở dữ liệu quốc gia về giá là một trong những nguồn thu thập thông tin về tài sản thẩm định giá.
Như vậy, có thể thu thập thông tin về tài sản thẩm định giá trên cơ sở dữ liệu quốc gia về giá.
Có thể thu thập thông tin về tài sản thẩm định giá trên cơ sở dữ liệu quốc gia về giá không? (hình từ internet)
Thu thập những thông tin gì về tài sản thẩm định giá trên cơ sở dữ liệu quốc gia về giá?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 31/2024/TT-BTC quy định về cách thức thu thập thông tin tài sản thẩm định giá như sau:
Cách thức thu thập thông tin
1. Các cách thức thu thập thông tin về tài sản thẩm định giá:
a) Đề nghị tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá cung cấp đầy đủ và kịp thời các hồ sơ, tài liệu về tài sản thẩm định giá, bao gồm cả tài liệu về quá trình sử dụng, vận hành và khai thác tài sản, các tài liệu về sửa chữa, nâng cấp tài sản (nếu có). Tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá xác nhận bằng văn bản đối với các nội dung thông tin do mình cung cấp;
b) Khảo sát hiện trạng tài sản thẩm định giá:
...
đ) Thu thập thông tin qua cơ sở dữ liệu quốc gia về giá, thông tin từ các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm các mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; các đơn giá, định mức chuyên ngành có liên quan đến tài sản thẩm định giá; các số liệu về kinh tế - xã hội, môi trường, quy hoạch và những nội dung khác có tác động đến giá trị của tài sản thẩm định giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố hoặc quy định (nếu có);
e) Sử dụng các cách thức thu thập thông tin khác theo quy định.
...
Như vậy, những thông tin được thu thập về tài sản thẩm định giá trên cơ sở dữ liệu quốc gia về giá có thể là:
+ Các mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
+ Các đơn giá, định mức chuyên ngành có liên quan đến tài sản thẩm định giá;
+ Các số liệu về kinh tế - xã hội, môi trường, quy hoạch và những nội dung khác có tác động đến giá trị của tài sản thẩm định giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố hoặc quy định (nếu có).
Việc xem xét và đánh giá thông tin thu thập về tài sản thẩm định giá như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 31/2024/TT-BTC quy định về việc xem xét, đánh giá thông tin thu thập về tài sản thẩm định giá như sau:
(1) Trên cơ sở các thông tin thu thập được, người thực hiện hoạt động thẩm định giá xem xét và sử dụng các thông tin, số liệu tin cậy, phù hợp để đưa vào phân tích thông tin và áp dụng các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá.
(2) Đối với những thông tin từ hồ sơ, tài liệu về tài sản thẩm định giá do tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá cung cấp, trường hợp có sự khác nhau giữa các thông tin này với kết quả khảo sát hiện trạng tài sản hoặc trường hợp phát hiện tài liệu, hồ sơ không hoàn chỉnh, không đầy đủ và cần làm rõ hơn các nội dung thông tin để phục vụ cho việc thẩm định giá, cần kịp thời trao đổi với tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá để yêu cầu bổ sung hoặc làm rõ.
Quá trình trao đổi để bổ sung tài liệu, hồ sơ hoặc làm rõ các nội dung thông tin phải bảo đảm tính khách quan và phù hợp với quy định của pháp luật liên quan, nghiêm cấm mọi hành vi tác động làm ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định giá và giá trị tài sản thẩm định giá.
(3) Đối với những thông tin khác, cần có sự thẩm định, xem xét và đánh giá thận trọng việc sử dụng các thông tin này trên cơ sở phân tích, đánh giá về mức độ tin cậy, phù hợp của nguồn thông tin, đối tượng cung cấp thông tin, nội dung thông tin, thời điểm thu thập và cách thức thu thập thông tin đối với tài sản thẩm định giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm khai báo sử dụng thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động? Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?
- Tổ chức phong trào thi đua thường xuyên của Dân quân tự vệ phải xác định rõ những yêu cầu như thế nào?
- Mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có thay đổi khi cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo Nghị định 175 không?
- Lập thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện với công trình nào theo quy định?
- Hóa đơn điện tử bị sai nội dung hàng hóa chưa gửi cho người mua thì xử lý như thế nào? Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử?