Tài sản thẩm định giá bao gồm những gì? Những hành vi nào bị cấm đối với khách hàng thẩm định giá?

Tài sản thẩm định giá bao gồm những gì? Những hành vi nào bị cấm đối với khách hàng thẩm định giá? Ai được quyền yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin về tài sản thẩm định giá? Khách hàng thẩm định giá có quyền gì?

Tài sản thẩm định giá bao gồm những gì?

Theo khoản 17 Điều 4 Luật Giá 2023 quy định về giải thích từ ngữ như sa:

Giải thích từ ngữ
17. Tài sản thẩm định giá bao gồm tài sản, hàng hóa, dịch vụ, được cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá theo nhu cầu hoặc các trường hợp pháp luật quy định phải thẩm định giá.

Như vậy, tài sản thẩm định giá bao gồm tài sản, hàng hóa, dịch vụ, được cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá theo nhu cầu hoặc các trường hợp pháp luật quy định phải thẩm định giá.

Thẩm định viên về giá được quyền yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin về tài sản thẩm định giá không?

Theo Điều 47 Luật Giá 2023 quy định về quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá như sau:

Quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá
1. Quyền của thẩm định viên về giá:
a) Hành nghề thẩm định giá theo quy định của Luật này; ký chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá theo lĩnh vực chuyên môn; được phép hành nghề mà không phải trang bị thêm các chứng chỉ, điều kiện chuyên môn khác với quy định của Luật này;
b) Đưa ra quan điểm độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;
c) Yêu cầu khách hàng phối hợp trong việc cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến tài sản thẩm định giá và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thẩm định giá; không chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin về tài sản thẩm định giá do khách hàng cung cấp;
d) Từ chối thực hiện thẩm định giá trong trường hợp không đúng lĩnh vực chuyên môn được phép hành nghề hoặc xét thấy hồ sơ, tài liệu để thực hiện thẩm định giá không đủ hoặc không bảo đảm tin cậy;
đ) Tham gia tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
e) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, thẩm định viên về giá được quyền yêu cầu khách hàng phối hợp trong việc cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến tài sản thẩm định giá và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thẩm định giá; không chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin về tài sản thẩm định giá do khách hàng cung cấp.

Tài sản thẩm định giá bao gồm những gì? Những hành vi nào bị cấm đối với khách hàng thẩm định giá?

Tài sản thẩm định giá bao gồm những gì? Những hành vi nào bị cấm đối với khách hàng thẩm định giá? (hình từ internet)

Những hành vi nào bị cấm đối với khách hàng thẩm định giá?

Theo Điều 7 Luật Giá 2023 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, thẩm định giá như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, thẩm định giá
...
6. Đối với thành viên hội đồng thẩm định giá:
a) Lập khống các tài liệu liên quan đến hoạt động thẩm định giá theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam;
b) Mua chuộc, hối lộ; câu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá, thẩm định giá.
7. Đối với khách hàng thẩm định giá và bên thứ ba có tên trong hợp đồng thẩm định giá:
a) Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về tài sản thẩm định giá;
b) Sử dụng chứng thư thẩm định giá đã hết hiệu lực; sử dụng chứng thư thẩm định giá không theo đúng mục đích thẩm định giá gắn với tài sản thẩm định giá, số lượng tài sản thẩm định giá tại hợp đồng thẩm định giá;
c) Mua chuộc, hối lộ; câu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá, thẩm định giá.
8. Cơ quan, tổ chức, cá nhân ban hành văn bản có các hình thức, điều kiện nhằm hạn chế hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá trái quy định của Luật này.

Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, thẩm định giá đối với khách hàng thẩm định giá bao gồm:

- Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về tài sản thẩm định giá;

- Sử dụng chứng thư thẩm định giá đã hết hiệu lực; sử dụng chứng thư thẩm định giá không theo đúng mục đích thẩm định giá gắn với tài sản thẩm định giá, số lượng tài sản thẩm định giá tại hợp đồng thẩm định giá;

- Mua chuộc, hối lộ; câu kết, thỏa thuận để làm sai lệch mức giá hàng hóa, dịch vụ hoặc giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi, trục lợi; thông đồng về giá, thẩm định giá.

Khách hàng thẩm định giá có quyền gì?

Theo Điều 56 Luật Giá 2023 quy định về quyền của khách hàng thẩm định giá như sau:

- Yêu cầu doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp thông tin trong hồ sơ đăng ký hành nghề thẩm định giá và thông tin về thẩm định viên về giá;

- Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến hoạt động thẩm định giá, tài sản thẩm định giá;

- Yêu cầu thay thế thẩm định viên về giá tham gia thực hiện thẩm định giá khi có căn cứ cho rằng thẩm định viên về giá đó vi phạm Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam và nguyên tắc hoạt động trung thực, độc lập, khách quan trong quá trình thực hiện thẩm định giá;

- Yêu cầu doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá; yêu cầu bồi thường trong trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá có hành vi vi phạm gây thiệt hại;

- Xem xét, quyết định việc sử dụng chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá;

- Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khách hàng thẩm định giá có 6 quyền nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
173 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào