Có thể thành lập Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hình thức công ty cổ phần hay không?
Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động dựa trên nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 39/2019/NĐ-CP quy định về nguyên tắc hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:
Nguyên tắc, mục tiêu hoạt động của Quỹ
1. Nguyên tắc hoạt động
a) Quỹ hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, bảo đảm an toàn vốn;
b) Quỹ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn chủ sở hữu của mình;
c) Quỹ hỗ trợ đúng đối tượng và đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
2. Mục tiêu hoạt động
a) Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, góp phần làm tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động;
b) Tạo nguồn vốn hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;
c) Nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo quy định trên thì Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động dựa trên những nguyên tắc sau:
(1) Quỹ hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, bảo đảm an toàn vốn;
(2) Quỹ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn chủ sở hữu của mình;
(3) Quỹ hỗ trợ đúng đối tượng và đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
Có thể thành lập Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hình thức công ty cổ phần hay không? (Hình từ Internet)
Có thể thành lập Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hình thức công ty cổ phần hay không?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 39/2019/NĐ-CP quy định về mô hình hoạt động của quỹ như sau:
Địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân của Quỹ
1. Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do Thủ tướng Chính phủ thành lập.
2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có báo cáo tài chính riêng, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước, thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu Nhà nước.
5. Trụ sở chính của Quỹ đặt tại thành phố Hà Nội.
Theo đó, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ nên không thể thành lập theo mô hình công ty cổ phần
Cũng theo quy định này thì Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có báo cáo tài chính riêng, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Đồng thời tại Điều 6 Nghị định 39/2019/NĐ-CP thì Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ cấu tổ chức như sau:
(1) Hội đồng thành viên;
(2) Kiểm soát viên;
(3) Giám đốc và bộ máy giúp việc.
Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa có những nhiệm vụ gì cần phải thực hiện?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 39/2019/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ
1. Nhiệm vụ của Quỹ
a) Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định này;
b) Tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn đúng quy định;
c) Thực hiện chế độ báo cáo, kế toán theo quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan;
d) Chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
đ) Mua bảo hiểm tài sản và các loại bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật để bảo đảm an toàn cho Quỹ;
e) Cung cấp số liệu, công bố công khai về quy chế hoạt động, cơ chế tài chính, kết quả hoạt động của Quỹ và báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Quyền hạn của Quỹ
a) Tổ chức và hoạt động theo đúng nguyên tắc và mục tiêu hoạt động của Quỹ;
b) Được tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo lao động và sử dụng lao động theo quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan;
c) Kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất việc sử dụng nguồn vốn của Quỹ; thu hồi vốn hỗ trợ đối với tổ chức vi phạm các điều kiện, cam kết đã ký với Quỹ;
d) Được thuê các tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học để hỗ trợ hoạt động của Quỹ;
đ) Được thực hiện hoặc sử dụng dịch vụ tư vấn, đánh giá năng lực quản trị, tài chính, công nghệ, xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa;
e) Được yêu cầu doanh nghiệp trả chi phí khi tham gia các hoạt động hỗ trợ của Quỹ;
g) Được tổ chức hội thảo, truyền thông, đào tạo, tư vấn, xúc tiến đầu tư, thương mại, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, đầu tư, thành lập cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung và các hoạt động hỗ trợ khác theo quy định tại Nghị định này phù hợp quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo đó, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có một số nhiệm vụ như
(1) Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;
(2) Tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn đúng quy định;
(3) Thực hiện chế độ báo cáo, kế toán theo quy định;
(4) Chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
(5) Mua bảo hiểm tài sản và các loại bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật để bảo đảm an toàn cho Quỹ;
(6) Cung cấp số liệu, công bố công khai về quy chế hoạt động, cơ chế tài chính, kết quả hoạt động của Quỹ và báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản họp hội đồng quản trị công ty cổ phần về việc thành lập chi nhánh thế nào? Tải về mẫu biên bản họp?
- Kinh phí chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh hay kinh phí hoạt động?
- Tháng củ mật là gì? Tháng củ mật là tháng mấy 2025? Tại sao lại gọi tháng Chạp là tháng củ mật?
- Công trình và trang thiết bị phòng thủ dân sự được quy định thế nào? Quy định về việc chuẩn bị lực lượng, trang thiết bị trong phòng thủ dân sự?
- Ký hiệu biển số xe quân sự 2025? Ký hiệu biển số xe của các cơ quan, đơn vị theo Thông tư 69 như thế nào?