Có thể phá dỡ tàu biển được nhập khẩu là tàu container đã qua sử dụng hay không theo quy định pháp luật?

Tôi cói thắc mắc cần giải đáp như sau: Có thể phá dỡ tàu biển được nhập khẩu là tàu container đã qua sử dụng hay không theo quy định pháp luật? Phương án phá dỡ tàu biển có bao gồm nội dung về an toàn lao động hay không? Câu hỏi của anh L (Kiêng Giang).

Có thể phá dỡ tàu biển được nhập khẩu là tàu container đã qua sử dụng hay không theo quy định pháp luật?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 82/2019/NĐ-CP có quy định về các loại tàu biển đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ như sau:

Các loại tàu biển đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ
Tàu biển đã qua sử dụng có thân tàu không bằng vật liệu phi kim loại được phép nhập khẩu để phá dỡ, gồm:
1. Tàu chở hàng khô, gồm: Hàng tổng hợp, hàng rời, hàng thiết bị, gỗ dăm, gỗ cây, ngũ cốc, hàng đóng bao, hàng sắt thép.
2. Tàu container.
3. Tàu chở quặng.
4. Tàu chở hàng lỏng, gồm: Dầu thô, dầu sản phẩm, dầu thực vật.
5. Tàu chở gas, khí hóa lỏng.
6. Tàu Ro-Ro, tàu khách, sà lan biển, phà biển.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì tàu container đã qua sử dụng có thân tàu không bằng vật liệu phi kim loại được phép nhập khẩu về Việt Nam để phá dỡ.

Có thể phá dỡ tàu biển được nhập khẩu là tàu container đã qua sử dụng hay không theo quy định pháp luật?

Có thể phá dỡ tàu biển được nhập khẩu là tàu container đã qua sử dụng hay không theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)

Phương án phá dỡ tàu biển có bao gồm nội dung về an toàn lao động hay không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 82/2019/NĐ-CP có quy định về phương án phá dỡ tàu biển như sau:

Phương án phá dỡ tàu biển
1. Trước khi tiến hành phá dỡ từng tàu biển, chủ cơ sở phá dỡ tàu biển phải lập, phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Phương án phá dỡ tàu biển gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Thông tin chung: Tên và địa chỉ của doanh nghiệp nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ; tên và địa chỉ của cơ sở phá dỡ tàu biển; tàu biển phá dỡ (tên tàu, quốc tịch; đặc tính kỹ thuật của tàu);
b) Thông tin về phá dỡ: Quy trình công nghệ phá dỡ (thứ tự các hạng mục của tàu được thực hiện phá dỡ kèm theo bản vẽ bố trí chung của tàu biển phá dỡ, bản vẽ vị trí phá dỡ tàu biển nằm trong mặt bằng tổng thể cơ sở phá dỡ); trang thiết bị, nhân lực phục vụ phá dỡ; ngày bắt đầu và ngày hoàn thành việc phá dỡ;
c) Các biện pháp về: An toàn lao động, vệ sinh môi trường; phòng, chống cháy, nổ và phòng, chống ô nhiễm môi trường.

Theo quy định nêu trên thì trước khi tiến hành phá dỡ từng tàu biển, chủ cơ sở phá dỡ tàu biển phải lập, phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển theo quy định.

Theo đó, phương án phá dỡ tàu biển gồm các nội dung chủ yếu dưới đây:

- Thông tin chung:

+ Tên và địa chỉ của doanh nghiệp nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ;

+ Tên và địa chỉ của cơ sở phá dỡ tàu biển;

+ Tàu biển phá dỡ (tên tàu, quốc tịch; đặc tính kỹ thuật của tàu);

- Thông tin về phá dỡ:

+ Quy trình công nghệ phá dỡ (thứ tự các hạng mục của tàu được thực hiện phá dỡ kèm theo bản vẽ bố trí chung của tàu biển phá dỡ, bản vẽ vị trí phá dỡ tàu biển nằm trong mặt bằng tổng thể cơ sở phá dỡ);

+ Trang thiết bị, nhân lực phục vụ phá dỡ; ngày bắt đầu và ngày hoàn thành việc phá dỡ;

- Các biện pháp về:

+ An toàn lao động, vệ sinh môi trường;

+ Phòng, chống cháy, nổ và phòng, chống ô nhiễm môi trường.

Như vậy, phương án phá dỡ tàu biển có bao gồm nội dung về an toàn lao động.

Thẩm quyền và thủ tục phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 82/2019/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền, thủ tục phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển cụ thể như sau:

Theo đó, thẩm quyền phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển thuộc về cảng vụ hàng hải nơi có cơ sở phá dỡ tàu biển có thẩm quyền phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển trên cơ sở đề nghị của cơ sở phá dỡ tàu biển.

Thủ tục phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển được thực hiện như sau:

- Chủ cơ sở phá dỡ tàu biển nộp cho Cảng vụ hàng hải khu vực 01 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án phá dỡ đối với từng tàu biển.

Hồ sơ đề nghị phê duyệt kế hoạch phá dỡ đối với từng tàu biển bao gồm:

+ Văn bản đề nghị phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính);

+ Phương án phá dỡ tàu biển (01 bản chính).

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cảng vụ hàng hải khu vực có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan liên quan về phương án phá dỡ tàu biển.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của Cảng vụ hàng hải khu vực, các cơ quan có liên quan phải có ý kiến trả lời bằng văn bản.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các cơ quan liên quan, Cảng vụ hàng hải khu vực phải có quyết định phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và gửi cho cơ sở phá dỡ tàu biển; trường hợp không phê duyệt, Cảng vụ hàng hải khu vực phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
339 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào