Có thể nhập khẩu thức ăn thủy sản mà không cần giấy phép đăng ký lưu hành hay không? Thủ tục nhập khẩu cần những gì?

Công ty nhập khẩu thức ăn thủy sản (thức ăn bổ sung-khuẩn lợi cho cá). Tuy nhiên vì hiện tại Tổng cục Thủy sản ra Thông tư 26/2018 theo NĐ 26/2019. Không cần đăng ký lưu hành sản phẩm nhập khẩu như trước đây nữa, mà quy doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm về liên hệ cơ quan chức năng kiểm tra chất lượng sau đó mới làm hồ sơ công bố chất lượng lên Tổng cục Thủy sản. Vậy chúng tôi có thể nhập khẩu mà không cần giấy phép đăng ký lưu hành hay không, có thể được thông quan không? thủ tục nhập khẩu cần những gì?

Có thể nhập khẩu mà không cần giấy phép đăng ký lưu hành hay không?

Căn cứ Mục III phụ lục III Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì “Thức ăn thủy sản và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản ngoài danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam” khi nhập khẩu phải Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy phép khảo nghiệm, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.

Có thể nhập khẩu thức ăn thủy sản mà không cần giấy phép đăng ký lưu hành hay không? Thủ tục nhập khẩu cần những gì?

Điều kiện, trình tự cấp giấy phép nhập khẩu, giấy phép khảo nghiệm được quy định ra sao?

Về điều kiện, trình tự cấp giấy phép nhập khẩu, giấy phép khảo nghiệm thực hiện theo quy định tại Điều 27 và Điều 28 Nghị định 26/2019/NĐ-CP như sau:

"Điều 27. Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Điểm c khoản 1 Điều 32 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau:
a) Có nhà xưởng kết cấu vững chắc, nền không đọng nước, liên thông và một chiều từ nguyên liệu đến thành phẩm; tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên liệu vật liệu, thành phẩm bảo đảm không nhiễm chéo lẫn nhau và bảo đảm theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, cung cấp;
b) Trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không gây ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật.
2. Điểm d khoản 1 Điều 32 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau: Có phòng thử nghiệm hoặc có thuê phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất.
3. Điểm đ khoản 1 Điều 32 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau: Phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học cho từng loại sản phẩm gồm các nội dung: nước phục vụ sản xuất; nguyên liệu, bao bì, thành phẩm; quá trình sản xuất; tái chế; lưu mẫu; kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh thiết bị; kiểm soát động vật gây hại; vệ sinh nhà xưởng, thu gom và xử lý chất thải.
Điều 28. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở
1. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:
a) Tổng cục Thủy sản kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận và kiểm tra duy trì cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận và kiểm tra duy trì đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, trừ các cơ sở sản xuất quy định tại điểm a khoản này.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất theo Mẫu số 11.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất theo Mẫu số 12.NT ban hành kèm theo Phụ lục III Nghị định này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất theo Mẫu số 11.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân trong Giấy chứng nhận;
c) Bản chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất.
4. Trình tự cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:
a) Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Cơ sở sản xuất gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện của cơ sở sản xuất và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 13.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp kết quả kiểm tra điều kiện cơ sở đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 14.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Cơ sở sản xuất gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 14.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Nội dung kiểm tra điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:
a) Kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
b) Kiểm tra thực tế về điều kiện cơ sở tại địa điểm sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điều 27 Nghị định này và Điều 32;
c) Kiểm tra về việc thực hiện nghĩa vụ trong sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo khoản 1 Điều 37 Luật Thủy sản.
6. Thời gian kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản là 12 tháng. Trường hợp cơ sở đã được tổ chức đánh giá, cấp giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn, thời gian kiểm tra duy trì điều kiện là 24 tháng.
7. Khi phát hiện cơ sở vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật Thủy sản, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm và ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và thông báo thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng.
8. Cơ sở có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi tham gia một, một số hoặc toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm do cơ sở khác công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy:
a) Sản xuất sản phẩm phải phù hợp với điều kiện ghi trong Giấy chứng nhận. Trước khi sản xuất phải thông báo bằng văn bản đến Tổng cục Thủy sản và cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh để giám sát, quản lý;
b) Thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điểm a, e khoản 1 Điều 37 Luật Thủy sản. Thực hiện ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất và giao một bản sao cho cơ sở có sản phẩm công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy để lưu giữ phục vụ truy xuất nguồn gốc;
c) Cơ sở có sản phẩm công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy khi sản xuất tại cơ sở khác có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điểm b, d, đ, e khoản 1 Điều 37 Luật Thủy sản và thực hiện lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa."

Nhập khẩu thức ăn thủy sản thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam được quy định ra sao?

Trường hợp công ty nhập khẩu thức ăn thủy sản thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam thì phải kiểm tra chất lượng sản phẩm lưu thông trên thị trường theo quy định tại Điều 7 Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 8 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT) như sau:

“Điều 7. Kiểm tra chất lượng giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản lưu thông trên thị trường
1. Cơ quan kiểm tra: Tổng cục Thủy sản, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh, cơ quan khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Việc kiểm tra chất lượng giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản lưu thông trên thị trường thực hiện theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết về kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
3. Sai số cho phép trong phân tích chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.”

Hồ sơ thủ tục nhập khẩu hàng hóa thực hiện theo quy định tại Điều 16 và Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 và khoản 7 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC).

Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để được hướng dẫn cụ thể.

Thủy sản Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến thủy sản
Nhập khẩu Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Nhập khẩu:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định khai thác thủy sản ven bờ
Pháp luật
Có được nhập khẩu vào Việt Nam mặt hàng thuốc lá điện tử, thuốc lá điếu loại không cháy, sử dụng cho tẩu IQOS và tương tự hay không?
Pháp luật
Nhập khẩu xe nâng điện cần chuẩn bị hồ sơ thủ tục như thế nào để đáp ứng đúng với quy định pháp luật?
Pháp luật
Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là gì? Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu được quy định cụ thể như thế nào?
Pháp luật
Hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản có bao gồm hoạt động thả bổ sung loài thủy sản có giá trị kinh tế vào vùng nước tự nhiên hay không?
Pháp luật
Phân bón nhập khẩu để cung cấp cho thị trường trong nước thì có cần được kiểm tra chất lượng không?
Pháp luật
Bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản nhưng cơ sở vẫn tiếp tục hoạt động có được không?
Pháp luật
Hành vi sử dụng điện để đánh cá có bị pháp luật nghiêm cấm không? Nếu có, mức xử phạt hành vi sử dụng điện để đánh cá được quy định như thế nào?
Pháp luật
Việt kiều về nước có được nhập khẩu ô tô cũ đang sử dụng về nước không? Thủ tục nhập khẩu ô tô cũ đang sử dụng của Việt kiều về nước như nào?
Pháp luật
Có thể nhập khẩu thức ăn thủy sản mà không cần giấy phép đăng ký lưu hành hay không? Thủ tục nhập khẩu cần những gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu cần đáp ứng điều kiện gì? Và có những quyền hay nghĩa vụ gì trong kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thủy sản
6,703 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thủy sản Nhập khẩu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thủy sản Xem toàn bộ văn bản về Nhập khẩu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào