Có thể mua nợ xấu của tổ chức tín dụng bằng trái phiếu đặc biệt không? Việc mua nợ xấu của tổ chức tín dụng phải tuân thủ nguyên tắc nào?
Có thể mua nợ xấu của tổ chức tín dụng bằng trái phiếu đặc biệt không?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Thông tư 19/2013/TT-NHNN và khoản 2 Điều 2 Thông tư 03/2024/TT-NHNN thì trái phiếu đặc biệt là giấy tờ có giá có thời hạn do Công ty Quản lý tài sản phát hành để mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Tiếp đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 197 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Mua, bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ
1. Tổ chức mua bán, xử lý nợ được mua khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường hoặc mua bằng trái phiếu đặc biệt, được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức mua bán, xử lý nợ chỉ được mua khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo giá trị thị trường.
2. Tổ chức mua bán, xử lý nợ được bán nợ xấu cho pháp nhân, cá nhân.
3. Tổ chức mua bán, xử lý nợ được thỏa thuận với tổ chức tín dụng phân chia phần giá trị còn lại của số tiền thu hồi được từ khoản nợ xấu sau khi trừ giá mua và chi phí xử lý.
Như vậy, tổ chức mua bán, xử lý nợ được mua khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng bằng trái phiếu đặc biệt.
Ngoài ra, cũng có thể mua nợ xấu của tổ chức tín dụng theo giá trị thị trường hoặc được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Lưu ý: Căn cứ theo Điều 195 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì nợ xấu của tổ chức tín dụng bao gồm:
(1) Khoản nợ xấu đang hạch toán trong bảng cân đối kế toán theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,
(2) Khoản nợ xấu đã sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nhưng chưa thu hồi được nợ và đang theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán.
Có thể mua nợ xấu của tổ chức tín dụng bằng trái phiếu đặc biệt không? (hình từ internet)
Việc mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt của tổ chức tín dụng phải tuân thủ nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 19/2013/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 03/2024/TT-NHNN và khoản 3 Điều 1 Thông tư 03/2024/TT-NHNN) khi mua nợ xấu của tổ chức tín dụng phải tuân thủ nguyên tắc sau:
- Công khai, minh bạch.
- Tuân thủ đúng quy định của pháp luật và hợp đồng mua, bán nợ.
- Hạn chế rủi ro và chi phí trong mua, bán nợ xấu.
- Việc mua, bán nợ xấu được thực hiện đối với từng khoản nợ xấu hoặc theo từng khách hàng vay trong trường hợp khách hàng vay có nhiều khoản nợ xấu tại một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc theo từng nhóm khách hàng vay trong trường hợp một tài sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu của nhiều khách hàng vay tại một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc theo hình thức khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
- Việc Công ty Quản lý tài sản mua nợ xấu của tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện theo giá trị thị trường.
Trình tự, thủ tục mua nợ xấu của tổ chức tín dụng bằng trái phiếu đặc biệt được thực hiện như thế nào?
Trình tự, thủ tục mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt được quy định tại Điều 18 Thông tư 19/2013/TT-NHNN, khoản 2 Điều 2 Thông tư 03/2024/TT-NHNN như sau:
(1) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị mua nợ của tổ chức tín dụng Việt Nam, Công ty Quản lý tài sản phải tiến hành kiểm tra hồ sơ và yêu cầu tổ chức tín dụng Việt Nam bán nợ bổ sung hồ sơ khi cần thiết.
(2) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Công ty Quản lý tài sản xem xét, thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và có văn bản trả lời tổ chức tín dụng Việt Nam về việc mua hoặc không mua các khoản nợ xấu. Trường hợp không mua nợ, văn bản trả lời phải nêu rõ lý do.
(3) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo đồng ý mua nợ của Công ty Quản lý tài sản, tổ chức tín dụng Việt Nam và Công ty Quản lý tài sản tiến hành ký kết hợp đồng mua, bán nợ.
(4) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua, bán nợ, tổ chức tín dụng Việt Nam bán nợ phải thông báo cho khách hàng vay, bên có nghĩa vụ trả nợ, bên bảo đảm về nội dung bán nợ để biết và thực hiện nghĩa vụ với Công ty Quản lý tài sản.
(5) Sau khi ký kết hợp đồng mua, bán nợ, Công ty Quản lý tài sản tiếp tục kiểm tra, thu thập thông tin và đánh giá khách hàng vay, khoản nợ xấu, tính chính xác, trung thực của hồ sơ, tài liệu liên quan đến khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?