Có thể hủy vật liệu cháy nổ công nghiệp bằng các phương pháp nào? Quy định cụ thể từng phương pháp ra sao?

Cho tôi hỏi khi phải hủy vật liệu cháy nổ công nghiệp thì được dùng các phương pháp nào? Quy định về cách hủy theo từng phương pháp ra sao? Cần lưu ý gì khi hủy các vật liệu cháy nổ công nghiệp? Mong được giải đáp, tôi cảm ơn.

Có thể hủy vật liệu cháy nổ công nghiệp bằng các phương pháp nào?

Tại Điều 31 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT về An toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ quy định có các phương pháp hủy vật liệu cháy nổ công nghiệp như gồm:

- Hủy vật liệu cháy nổ công nghiệp bằng phương pháp nổ

- Hủy vật liệu cháy nổ công nghiệp bằng phương pháp đốt cháy

- Hủy vật liệu cháy nổ công nghiệp bằng phương pháp hòa tan trong nước

- Hủy vật liệu cháy nổ công nghiệp bằng cách làm mất tác dụng

Một số lưu ý khi thực hiện hủy vật liệu cháy nổ công nghiệp như sau:

Tại khoản 5, 6, 7 và khoản 8 Điều 31 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT về An toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ quy định:

- Phải lập biên bản cho mỗi lần hủy

- Trường hợp địa điểm hủy nằm trong ranh giới mỏ, công trường thuộc quyền quản lý hoặc sở hữu của tổ chức hủy vật liệu cháy nổ công nghiệp, trước khi hủy phải thông báo cho cơ quan quản lý vật liệu cháy nổ công nghiệp địa phương và được cơ quan quản lý vật liệu cháy nổ công nghiệp địa phương chấp thuận.

- Trường hợp hủy bằng phương pháp đốt hoặc nổ tại địa điểm không thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý của tổ chức hủy vật liệu cháy nổ công nghiệp..

Tổ chức hủy vật liệu cháy nổ công nghiệp phải có giấy phép sử dụng vật liệu cháy nổ công nghiệp của cơ quan có thẩm quyền như khi tiến hành nổ mìn.

- Phải có lệnh của người quản lý với sự có mặt của cán bộ an toàn của đơn vị, ghi chép vào sổ theo dõi và không phải lập biên bản đối với trường hợp chỉ hủy các mẩu dây cháy chậm, mẩu dây nổ, thuốc nổ rơi vãi thu gom vào cuối ca làm việc có khối lượng không lớn hơn 1,0 kg.

- Phải làm sạch thuốc nổ còn dính trước khi sử dụng lại bao bì, thùng hộp chứa vật liệu cháy nổ công nghiệp. Đối với bao bì có chứa nitro este lỏng, ngoài việc làm sạch thuốc nổ, phải kiểm tra việc thuốc nổ thấm vào bao bì.

Trường hợp có dấu hiệu thấm, bao bì phải được đốt hủy hoặc chỉ được phép sử dụng sau khi đã rửa sạch mặt trong của thùng bằng nước kiềm.

Có thể hủy vật liệu cháy nổ công nghiệp bằng các phương pháp nào? Quy định cụ thể từng phương pháp ra sao?

Có thể hủy vật liệu cháy nổ công nghiệp bằng các phương pháp nào? Quy định cụ thể từng phương pháp ra sao?

Hủy vật liệu cháy nổ công nghiệp bằng phương pháp nổ được quy định thế nào?

tại khoản 1 Điều 31 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT quy định về phương pháp nổ như sau:

"Điều 31. Hủy VLNCN
1. Hủy VLNCN bằng phương pháp nổ
a) Cho phép hủy bằng cách làm nổ các loại kíp, dây nổ, VLNCN phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí và các loại thuốc nổ khi chúng vẫn còn khả năng nổ được hoàn toàn. Phải áp dụng các biện pháp an toàn sử dụng VLNCN để hủy bằng phương pháp nổ.
b) Khối lượng VLNCN được phép hủy trong mỗi loạt nổ và địa điểm hủy được quy định trong từng trường hợp tùy theo điều kiện cụ thể và phải tuân theo quy định về khoảng cách an toàn tại khoản 7 Điều 5 của Quy chuẩn này.
c) Việc khởi nổ để hủy VLNCN phải tiến hành bằng điện. Được phép để nguyên bao gói đối với thuốc nổ dạng thỏi, bao gói, kíp nổ.
d) Các bao mìn mồi (thuốc nổ và kíp điện) sử dụng để khởi nổ phải là loại có chất lượng tốt.
đ) Khi khả năng truyền nổ của thuốc nổ cần hủy đã giảm, phải đặt thuốc nổ được hủy trong hố rồi lấp đất kín. Các bao mìn mồi phải đặt trực tiếp lên phía trên của thuốc nổ cần hủy."

Hủy vật liệu cháy nổ công nghiệp bằng phương pháp đốt cháy được quy định thế nào?

Về phương pháp này được quy định tại khoản 2 Điều 31 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT như sau:

"Điều 31. Hủy VLNCN
...
2. Hủy VLNCN bằng phương pháp đốt cháy
a) Chỉ được hủy bằng phương pháp đốt cháy khi VLNCN không còn khả năng chuyển từ phản ứng cháy sang nổ. Không được để nguyên hòm khi đốt VLNCN hoặc hủy VLNCN cùng nhóm không tương thích. Trước mỗi lần đốt hủy thuốc nổ phải xem xét, kiểm tra để đảm bảo không có kíp ở trong các thỏi thuốc nổ đem đốt. Chỉ được hủy kíp nổ bằng phương pháp đốt trong các thiết bị chuyên dùng.
b) Hủy thuốc nổ, dây cháy chậm hoặc dây nổ: VLNCN được đặt trực tiếp lên trên nguồn cháy, 01 nguồn cháy không được đốt nhiều hơn 10 kg VLNCN. Các thỏi thuốc nổ được xếp thành một lớp trên nguồn cháy và không được tiếp xúc với nhau.
c) Khối lượng VLNCN được phép đốt hủy đồng thời; vị trí đốt và khoảng cách từ vị trí đốt đến vị trí để VLNCN chờ đốt hủy và đến nơi trú ẩn phải tuân theo quy định về khoảng cách an toàn tại khoản 7 Điều 5 của Quy chuẩn này.
d) Không được bổ sung chất làm nguồn cháy vào nguồn cháy trong thời gian đốt VLNCN. Được phép sử dụng dây cháy chậm hoặc những vật liệu dễ cháy (phôi bào, giấy, củi khô chẻ nhỏ, ..) xếp rải thành đường dẫn lửa có chiều dài không nhỏ hơn 5,0 m đặt ở cuối chiều gió.
đ) Chỉ được châm lửa đốt sau khi kết thúc toàn bộ công việc chuẩn bị và mọi người đã rút ra địa điểm an toàn. Sau khi dây cháy chậm hoặc đường dẫn lửa cháy thì thợ mìn phải lập tức dời đến nơi trú ẩn.
e) Sau khi đốt hủy phải đợi tắt hết lửa, khói, thợ mìn mới được trở lại chỗ đốt.
g) Sau mỗi lần đốt phải kiểm tra bằng cách dùng xẻng gỗ bới lớp tro tàn, để tìm và thu gom, không để sót VLNCN chưa cháy hết.
h) Chỉ được hủy bằng cách đốt VLNCN vào lúc thời tiết khô ráo."

Hủy vật liệu cháy nổ công nghiệp bằng phương pháp hòa tan trong nước được quy định cụ thể thế nào?

Đối với phương pháp hòa tan vật liệu cháy nổ công nghiệp trong nước được quy định tại khoản 3 Điều 31 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT thì:

- Phương pháp này chỉ áp dụng đối với các loại thuốc nổ chứa Amoni Nitrat không chịu nước và thuốc nổ đen; cho phép hòa tan thuốc nổ trong thùng hoặc bể nước.

- Những chất không hòa tan đọng lại, phải được thu gom và hủy bằng cách đốt. Trường hợp muốn sử dụng lại dung dịch hòa tan hoặc chất không hòa tan phải được phép của cơ quan quản lý trực tiếp và phải tuân theo các quy định hiện hành có liên quan.

Hủy vật liệu cháy nổ công nghiệp bằng cách làm mất tác dụng được quy định như thế nào?

Tại khoản 4 Điều 31 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01:2019/BCT quy định về phương pháp như sau:

Hủy vật liệu cháy nổ công nghiệp bằng phương pháp này chỉ được thực hiện cơ sở sản xuất vật liệu cháy nổ công nghiệp đối với những thuốc nổ: Dạng nhũ tương, dạng huyền phù ngậm nước bằng phương pháp hòa tan trong dung môi để phân tách pha.

Những chất không hòa tan đọng lại, phải được thu gom để xử lý.

Vật liệu cháy nổ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy định về bảo quản vật liệu cháy nổ công nghiệp sau sản xuất thế nào? Đóng gói xuất xưởng các vật liệu này phải tuân thủ quy định gì?
Pháp luật
Có thể hủy vật liệu cháy nổ công nghiệp bằng các phương pháp nào? Quy định cụ thể từng phương pháp ra sao?
Pháp luật
Có giới hạn về phương tiện vận chuyển vật liệu cháy nổ công nghiệp hay không? Nếu có thì phương tiện nào được phép vận chuyển?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vật liệu cháy nổ
1,620 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vật liệu cháy nổ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: