Có thể chuyển nhượng Văn phòng công chứng cho công chứng viên khác hay không? Thủ tục chuyển nhượng cần những gì?
Có thể chuyển nhượng Văn phòng công chứng cho công chứng viên khác hay không?
Căn cứ Điều 29 Luật Công chứng 2014 về chuyển nhượng Văn phòng công chứng như sau:
"Điều 29. Chuyển nhượng Văn phòng công chứng
1. Văn phòng công chứng được chuyển nhượng cho các công chứng viên khác đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. Văn phòng công chứng chỉ được chuyển nhượng khi đã hoạt động công chứng được ít nhất là 02 năm.
Công chứng viên đã chuyển nhượng Văn phòng công chứng không được phép tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới trong thời hạn 05 năm kể từ ngày chuyển nhượng.
2. Công chứng viên nhận chuyển nhượng Văn phòng công chứng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với người dự kiến sẽ tiếp quản vị trí Trưởng Văn phòng công chứng;
b) Cam kết hành nghề tại Văn phòng công chứng mà mình nhận chuyển nhượng;
c) Cam kết kế thừa quyền và nghĩa vụ của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng.
4. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục chuyển nhượng Văn phòng công chứng."
Theo quy định pháp luật thì anh có thể chuyển nhượng Văn phòng công chứng của mình cho người bạn của anh. Để tiếp nhận chuyển nhượng Văn phòng công chứng, người bạn của anh cần phải đáp ứng một số điều kiện nêu trên.
Tải về mẫu quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng mới nhất 2023: Tại Đây
Có thể chuyển nhượng Văn phòng công chứng cho công chứng viên khác hay không?
Hồ sơ cho việc chuyển nhượng Văn phòng công chứng cần những giấy nào?
Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng về chuyển nhượng Văn phòng công chứng quy định như sau:
"Điều 15. Chuyển nhượng Văn phòng công chứng
1. Văn phòng công chứng có nhu cầu chuyển nhượng theo quy định tại Điều 29 của Luật Công chứng nộp 01 (một) bộ hồ sơ chuyển nhượng tại Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Hồ sơ bao gồm:
a) Hợp đồng chuyển nhượng Văn phòng công chứng, trong đó có nội dung chủ yếu sau: Tên, địa chỉ trụ sở, danh sách công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng; tên, số Quyết định bổ nhiệm công chứng viên của các công chứng viên nhận chuyển nhượng; giá chuyển nhượng, việc thanh toán tiền và bàn giao Văn phòng công chứng được chuyển nhượng; quyền, nghĩa vụ của các bên và các nội dung khác có liên quan.
Hợp đồng chuyển nhượng Văn phòng công chứng phải có chữ ký của công chứng viên hợp danh đại diện cho các công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng, các công chứng viên nhận chuyển nhượng và phải được công chứng;
b) Văn bản cam kết của các công chứng viên nhận chuyển nhượng về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, tiếp nhận toàn bộ yêu cầu công chứng đang thực hiện và hồ sơ đang được lưu trữ tại Văn phòng công chứng được chuyển nhượng;
c) Biên bản kiểm kê hồ sơ công chứng của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng;
d) Bản sao Quyết định bổ nhiệm công chứng viên của các công chứng viên nhận chuyển nhượng; giấy tờ chứng minh đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên đối với công chứng viên nhận chuyển nhượng dự kiến là Trưởng Văn phòng công chứng;
đ) Quyết định cho phép thành lập và giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng;
e) Kê khai thuế, báo cáo tài chính trong 03 (ba) năm gần nhất đã được kiểm toán của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng."
Thủ tục chuyển nhượng Văn phòng công chứng như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 15 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định thủ tục chuyển nhượng văn phòng công chứng như sau:
"Điều 15. Chuyển nhượng Văn phòng công chứng
2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp lấy ý kiến của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên (ở những nơi đã thành lập), trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Các công chứng viên nhận chuyển nhượng đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng theo quy định tại Điều 24 của Luật Công chứng.
Hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động bao gồm: Đơn đề nghị, Quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng, giấy tờ chứng minh về trụ sở của Văn phòng công chứng được chuyển nhượng và giấy đăng ký hành nghề của các công chứng viên.
4. Trong thời gian làm thủ tục chuyển nhượng, Văn phòng công chứng được chuyển nhượng tiếp tục được hoạt động cho đến khi Văn phòng công chứng của các công chứng viên nhận chuyển nhượng được cấp lại giấy đăng ký hoạt động.
5. Việc cung cấp thông tin, đăng báo nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng sau khi được chuyển nhượng thực hiện theo quy định tại Điều 25, 26 của Luật công chứng."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?