Có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa để hình thành vùng sản xuất tập trung được không?
- Có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa để hình thành vùng sản xuất tập trung được không?
- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa để hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi có trình tự, thủ tục như thế nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa để hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi?
Có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa để hình thành vùng sản xuất tập trung được không?
Căn cứ Điều 56 Luật Trồng trọt 2018 quy định:
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
1. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được quy định như sau:
a) Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước và khí hậu;
b) Hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với dồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất theo chuỗi;
c) Bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với quy hoạch và định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương;
d) Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa để hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ-CP, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa để hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi phải đảm bảo những quy định sau:
- Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Không làm mất đi các điều kiện để trồng lúa trở lại; không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa.
- Trường hợp chuyển trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cen-ti-mét so với mặt ruộng.
Có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa để hình thành vùng sản xuất tập trung được không? (Hình từ Internet)
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa để hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi có trình tự, thủ tục như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ-CP, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa để hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi có trình tự, thủ tục như sau:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa để hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi tiến hành gửi 01 bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 04.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP.
- Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa để hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi không hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã phải hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung bản đăng ký.
- Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi hợp lệ và phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của Ủy ban nhân dân cấp xã, trong thời gian 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã có ý kiến “Đồng ý cho chuyển đổi”, đóng dấu vào bản đăng ký, vào sổ theo dõi và gửi lại cho người sử dụng đất.
- Trường hợp không đồng ý, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản theo Mẫu số 05.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.
Cơ quan nào có thẩm quyền chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa để hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy đinh như sau:
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
...
2. Lập kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn quốc theo Mẫu số 01.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn quốc; đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn tỉnh theo Mẫu số 02.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn tỉnh; đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện, ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên phạm vi toàn huyện theo Mẫu số 02.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.
d) Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ nhu cầu chuyển đổi của tổ chức, cá nhân trên địa bàn và kế hoạch chuyển đổi của cấp huyện ban hành kế hoạch chuyển đổi trên địa bàn theo Mẫu số 03.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Theo đó, các cơ quan sau có thẩm quyền chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa để hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi bao gồm:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Ủy ban nhân dân cấp xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?