Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự gồm những gì? Việc dự trữ quốc gia để bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện thế nào?
- Ngân sách bảo đảm cho các hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được quy định thế nào?
- Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự gồm những gì?
- Cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được xây dựng, phát triển thế nào?
- Việc dự trữ quốc gia để bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện thế nào?
Ngân sách bảo đảm cho các hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 127/2006/NĐ-CP quy định về ngân sách bảo đảm cho các hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự như sau:
Ngân sách bảo đảm cho các hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự
1. Ngân sách Nhà nước bảo đảm cho các hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được cân đối, bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
2. Việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán ngân sách Nhà nước bảo đảm cho các hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện theo Luật Ngân sách Nhà nước.
Theo quy định trên, ngân sách Nhà nước bảo đảm cho các hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được cân đối, bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp.
Hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự (Hình từ Internet)
Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự gồm những gì?
Theo Điều 9 Nghị định 127/2006/NĐ-CP quy định về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự như sau:
Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự
Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được Nhà nước bảo đảm, bao gồm: đất đai, trụ sở, công trình, trang thiết bị, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ và các điều kiện vật chất, kỹ thuật khác.
Theo đó, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự gồm đất đai, trụ sở, công trình, trang thiết bị, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện giao thông.
Và phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ và các điều kiện vật chất, kỹ thuật khác.
Cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được xây dựng, phát triển thế nào?
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 127/2006/NĐ-CP về xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự như sau:
Xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự
1. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, theo chức năng và nhiệm vụ, chủ trì, phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Cơ yếu Chính phủ xây dựng, phát triển, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng thông tin của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự để đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự trong mọi tình huống.
2. Bộ Công an, Bộ Bưu chính, Viễn thông, theo chức năng và nhiệm vụ, chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Cơ yếu Chính phủ xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn mạng bưu chính, mạng viễn thông và an ninh thông tin của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân phải thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh thông tin và an toàn mạng bưu chính, mạng viễn thông.
Theo đó, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, theo chức năng và nhiệm vụ, chủ trì, phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ban Cơ yếu Chính phủ xây dựng, phát triển, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng thông tin của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh, trật tự.
Việc dự trữ quốc gia để bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện thế nào?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 127/2006/NĐ-CP về dự trữ quốc gia để bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự như sau:
Dự trữ quốc gia để bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự
Dự trữ quốc gia để bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự, nằm trong chiến lược dự trữ quốc gia. Chính phủ có kế hoạch dự trữ dài hạn, trung hạn và hàng năm về ngân sách, hàng dự trữ quốc gia và các loại tài sản khác bảo đảm điều kiện cho các hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự trong mọi tình huống.
Việc xác định danh mục hàng dự trữ, mức dự trữ, lập kế hoạch, dự toán ngân sách và tổ chức thực hiện, quản lý tài chính và ngân sách cho dự trữ quốc gia để bảo đảm cho hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dự trữ quốc gia.
Như vậy, dự trữ quốc gia để bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự, nằm trong chiến lược dự trữ quốc gia.
Và Chính phủ có kế hoạch dự trữ dài hạn, trung hạn và hàng năm về ngân sách, hàng dự trữ quốc gia và các loại tài sản khác bảo đảm điều kiện cho các hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự trong mọi tình huống.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có bao nhiêu loại mã OTP theo Thông tư 50/2024? Đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking phải công bố những thông tin gì?
- Công văn 316-CV/ĐĐTLĐ sắp xếp tổ chức bộ máy liên đoàn lao động tỉnh, thành phố ra sao? Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là ngày nào?
- Mẫu 2b Bản kiểm điểm đảng viên dành cho cán bộ khi nào nộp? Xếp loại đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25 gồm bao nhiêu mức?
- Tổng hợp Luật và văn bản hướng dẫn về Đấu thầu qua mạng mới nhất? Lộ trình đấu thầu qua mạng như thế nào?
- Mẫu tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở theo Nghị định 154/2024 thế nào?