Cơ sở trợ giúp xã hội có phải thực hiện công bố thông tin khi thay đổi giấy phép hoạt động hay không?

Cho tôi hỏi cơ sở trợ giúp xã hội phải công bố hoạt động của cơ sở trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động? Trường hợp thay đổi giấy phép hoạt động thì cơ sở trợ giúp xã hội có cần phải thực hiện công bố thông tin không? - Câu hỏi của chị Thanh Hiền từ Bến Tre.

Cơ sở trợ giúp xã hội phải công bố hoạt động của cơ sở trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động?

Căn cứ khoản 1 Điều 31 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về việc công bố hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội như sau:

Công bố hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập
1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động, cơ sở phải công bố việc hoạt động của cơ sở liên tiếp trên 03 số báo nơi cơ sở đặt trụ sở về các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên cơ sở bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài (nếu có);
b) Địa chỉ trụ sở, điện thoại, email hoặc website (nếu có);
c) Đối tượng phục vụ của cơ sở;
d) Loại hình cơ sở;
đ) Các nhiệm vụ của cơ sở;
e) Địa bàn hoạt động;
g) Số tài khoản, tên, địa chỉ ngân hàng nơi cơ sở mở tài khoản;
h) Họ tên, số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật;
i) Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm và cơ quan quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
...

Theo đó, trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động, cơ sở phải công bố việc hoạt động của cơ sở liên tiếp trên 03 số báo nơi cơ sở đặt trụ sở.

Việc công bố hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội phải đảm bảo các nội dung như tên cơ sở; địa chỉ trụ sở, điện thoại, email hoặc website; đối tượng phục vụ của cơ sở;...và một số nội dung khác theo quy định pháp luật nêu trên.

Cơ sở trợ giúp xã hội có phải thực hiện công bố thông tin khi thay đổi giấy phép hoạt động hay không?

Cơ sở trợ giúp xã hội có phải thực hiện công bố thông tin khi thay đổi giấy phép hoạt động hay không? (Hình từ Internet)

Cơ sở trợ giúp xã hội có phải thực hiện công bố thông tin khi thay đổi giấy phép hoạt động hay không?

Căn cứ khoản 2 Điều 31 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về việc công bố thông tin khi thay đổi giấy phép hoạt động như sau:

Công bố hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập
...
2. Trường hợp thay đổi quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký thành lập hoặc giấy phép hoạt động, cơ sở phải công bố nội dung những thay đổi đó trong thời hạn và theo phương thức quy định tại khoản 1 Điều này.

Bên cạnh đó, tại Điều 27 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về giấy phép hoạt động như sau:

Giấy phép hoạt động
1. Giấy phép hoạt động theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này:
a) Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, số fax;
b) Họ và tên người đứng đầu cơ sở;
c) Loại hình cơ sở;
d) Địa bàn hoạt động, các nhiệm vụ của cơ sở được cấp phép hoạt động.
2. Khi thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, người đứng đầu, loại hình cơ sở, nhiệm vụ và địa bàn hoạt động, cơ sở phải làm thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép. Trường hợp thay đổi hình thức tổ chức, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập phải làm thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động.
3. Khi giấy phép hoạt động bị mất, bị hư hỏng thì cơ sở phải đề nghị cấp lại giấy phép.

Theo quy định trên, trường hợp đổi giấy phép hoạt động thì trong thời hạn 30 ngày (kể từ khi thay đổi) cơ sở trợ giúp xã hội phải công bố nội dung những thay đổi trên 03 số báo nơi cơ sở đặt trụ sở.

Việc thay đổi giấy phép hoạt động được thực hiện khi có sự thay đổi thông tin về những nội dung sau:

(1) Tên cơ sở;

(2) Địa chỉ trụ sở;

(3) Người đứng đầu cơ sở;

(4) Loại hình cơ sở;

(5) Các nhiệm vụ của cơ sở được cấp phép hoạt động;

(6) Địa bàn hoạt động của cơ sở.

Thẩm quyền điều chỉnh giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội thuộc về cơ quan nhà nước nào?

Căn cứ Điều 28 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấp phép hoạt động như sau:

Thẩm quyền cấp, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động đối với các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan trung ương của tổ chức xã hội - nghề nghiệp có trụ sở của cơ sở đặt tại địa phương;
b) Cơ sở do cơ quan, tổ chức cấp tỉnh thành lập hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở có trụ sở tại địa phương do các tổ chức, cá nhân thành lập mà không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định này.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động là cơ quan có thẩm quyền cấp lại, điều chỉnh, tạm đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoạt động.

Như vậy, thẩm quyền điều chỉnh giấy phép hoạt động cho cơ sở trợ giúp xã hội thuộc về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Cơ sở trợ giúp xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Định mức nhân viên tại cơ sở trợ giúp xã hội được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức có quyền được thành lập và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập không? Hồ sơ đăng ký thành lập gồm những gì?
Pháp luật
Hồ sơ xin thành lập cơ sở từ thiện, cơ sở trợ giúp xã hội trong bệnh viện hiện nay bao gồm các giấy tờ gì?
Pháp luật
Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội đối với cơ sở trợ giúp xã hội dưới 10 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn là mẫu nào?
Pháp luật
Cơ sở trợ giúp xã hội ngăn cản quyền thăm nom giữa cha mẹ và con sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị giải thể cơ sở trợ giúp xã hội mới nhất hiện nay theo quy định pháp luật như thế nào?
Pháp luật
Người lớn tuổi có hoàn cảnh gia đình tương đối khó khăn có được đăng ký sống tại cơ sở trợ giúp xã hội hay không?
Pháp luật
Cơ sở trợ giúp xã hội phải cho trẻ em tiếp xúc, làm quen với gia đình nhận chăm sóc thay thế ít nhất mấy lần trước khi được nhận nuôi?
Pháp luật
Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội phải lập danh sách, hồ sơ trẻ em đang được chăm sóc tại cơ sở có nhu cầu được nhận chăm sóc thay thế trong thời gian nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở trợ giúp xã hội
890 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở trợ giúp xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở trợ giúp xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào