Cơ sở trợ giúp xã hội có phải lập biên bản bàn giao đối tượng về gia đình khi dừng trợ giúp xã hội hay không?
Những trường hợp nào cơ sở trợ giúp xã hội được dừng trợ giúp xã hội?
Căn cứ khoản 2 Điều 30 Nghị định 20/2021/NĐ-CP thì những trường hợp cơ sở trợ giúp xã hội được dừng trợ giúp xã hội là:
- Kết thúc quản lý trường hợp theo quyết định của người đứng đầu cơ sở;
- Người giám hộ, gia đình hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng có đơn đề nghị;
- Đối tượng được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật con nuôi;
- Đối tượng đủ 16 tuổi. Trường hợp từ 16 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở cho đến khi tốt nghiệp văn bằng thứ nhất nhưng không quá 22 tuổi;
- Cơ sở trợ giúp xã hội không có khả năng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp cho đối tượng;
- Đối tượng không liên hệ trong vòng 1 tháng;
- Đối tượng đề nghị dừng hoạt động trợ giúp xã hội;
- Đối tượng chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật;
- Kết thúc hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Cơ sở trợ giúp xã hội có phải lập biên bản bàn giao đối tượng về gia đình khi dừng trợ giúp xã hội hay không?
Cơ sở trợ giúp xã hội có phải lập biên bản bàn giao đối tượng về gia đình khi dừng trợ giúp xã hội hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 30 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về thẩm quyền, điều kiện, thủ tục dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội như sau
Thẩm quyền, điều kiện, thủ tục dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội
1. Thẩm quyền dừng trợ giúp xã hội: Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội quyết định dừng trợ giúp xã hội đối với đối tượng. Đối với cơ sở trợ giúp xã hội do cấp huyện quản lý thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định dừng trợ giúp xã hội đối với đối tượng.
...
3. Thủ tục dừng trợ giúp xã hội:
a) Đối tượng sử dụng dịch vụ hoặc người giám hộ, thân nhân hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc cha mẹ nuôi quy định tại điểm b, c, d, g khoản 2 Điều này có đơn đề nghị theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định này gửi người đứng đầu cơ sở dừng trợ giúp xã hội (nếu có);
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định dừng trợ giúp xã hội đối với đối tượng thuộc quyền quản lý; người đứng đầu cơ sở quyết định dừng trợ giúp xã hội;
c) Lập biên bản bàn giao đối tượng về gia đình, cộng đồng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc thanh lý hợp đồng dịch vụ trợ giúp xã hội.
Như vậy, khi dừng trợ giúp xã hội thì Cơ sở trợ giúp xã hội có thể lập biên bản bàn giao đối tượng về gia đình, cộng đồng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc thanh lý hợp đồng dịch vụ trợ giúp xã hội.
Đối tượng bảo trợ xã hội được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm những đối tượng nào?
Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 20/2021/NĐ-CP thì Đối tượng bảo trợ xã hội được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm:
- Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm:
+ Đối tượng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 5 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng;
+ Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;
+ Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
- Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:
+ Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
+ Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;
+ Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Người chưa thành niên, người không còn khả năng lao động là đối tượng thuộc diện chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm:
+ Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;
+ Người không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 24 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, không có điều kiện sống tại gia đình, có nhu cầu vào sống tại cơ sở trợ giúp xã hội.
Tóm lại, khi dừng trợ giúp xã hội thì Cơ sở trợ giúp xã hội có thể lập biên bản bàn giao đối tượng về gia đình, cộng đồng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc thanh lý hợp đồng dịch vụ trợ giúp xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?