Cơ sở trợ giúp xã hội có được quyền tiếp nhận ngay các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp để chăm sóc, nuôi dưỡng hay không?
- Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm những đối tượng nào?
- Cơ sở trợ giúp xã hội có được quyền tiếp nhận ngay các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp để chăm sóc, nuôi dưỡng hay không?
- Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp được quy định như thế nào?
Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm những đối tượng nào?
Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm những đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
- Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;
- Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Cơ sở trợ giúp xã hội có được quyền tiếp nhận ngay các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp để chăm sóc, nuôi dưỡng hay không?
Cơ sở trợ giúp xã hội có được quyền tiếp nhận ngay các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp để chăm sóc, nuôi dưỡng hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội như sau
Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội
...
2. Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm tiếp nhận ngay các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp để chăm sóc, nuôi dưỡng và hoàn thiện các thủ tục theo quy trình sau:
Bước 1. Lập biên bản tiếp nhận có chữ ký của cá nhân hoặc đại diện cơ quan, đơn vị phát hiện ra đối tượng (nếu có), chính quyền (hoặc công an) cấp xã, đại diện cơ sở trợ giúp xã hội. Đối với đối tượng là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị buôn bán và nạn nhân bị cưỡng bức lao động, biên bản tiếp nhận có chữ ký của đối tượng (nếu có thể);
Bước 2. Đánh giá về mức độ tổn thương, khả năng phục hồi và nhu cầu trợ giúp của đối tượng để có kế hoạch trợ giúp đối tượng;
Bước 3. Bảo đảm an toàn và chữa trị những tổn thương về thân thể hoặc tinh thần cho đối tượng kịp thời; đối với trẻ em bị bỏ rơi, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 25 ngày làm việc;
Bước 4. Quyết định trợ giúp đối tượng tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc chuyển đối tượng về gia đình, cộng đồng;
Bước 5. Hoàn thành các thủ tục, hồ sơ của đối tượng theo quy định, Trường hợp là trẻ em bị bỏ rơi, cơ sở thực hiện các thủ tục khai sinh cho trẻ theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
b) Các thủ tục, hồ sơ phải hoàn thiện trong 10 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận đối tượng, trường hợp kéo dài quá 10 ngày làm việc, phải do cơ quan quản lý cấp trên xem xét quyết định.
3. Thủ tục quyết định tiếp nhận đối với đối tượng tự nguyện thực hiện theo quy định sau đây:
Đối tượng tự nguyện ký hợp đồng cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội với người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội và nộp bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
Như vậy, cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm tiếp nhận ngay các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp để chăm sóc, nuôi dưỡng.
Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp được quy định như thế nào?
Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp được quy định tại Điều 25 Nghị định 20/2021/NĐ-CP cụ thể như sau
- Mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
+ Hệ số 5,0 đối với trẻ em dưới 04 tuổi;
+ Hệ số 4,0 đối với các đối tượng từ đủ 4 tuổi trở lên.
- Cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế.
- Hỗ trợ chi phí mai táng khi chết với mức tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
- Cấp vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày, chăn, màn, chiếu, quần áo mùa hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng, thuốc chữa bệnh thông thường, vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sách, vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi học và các chi phí khác theo quy định.
Lưu ý: Trường hợp đối tượng đã được hưởng chế độ trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 20/2021/NĐ-CP thì không được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng quy định tại Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?