Cơ sở sửa chữa ô tô sử dụng nước từ tổ chức cung cấp nước sạch thực hiện nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên cơ sở nào?
- Cơ sở sửa chữa ô tô nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt hay nước thải công nghiệp?
- Cơ sở sửa chữa ô tô sử dụng nước từ tổ chức cung cấp nước sạch thực hiện nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên cơ sở nào?
- Tổ chức cung cấp nước sạch phải tổng hợp số liệu về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thu được và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền trong thời gian nào?
Cơ sở sửa chữa ô tô nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt hay nước thải công nghiệp?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 53/2020/NĐ-CP về đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải:
Đối tượng chịu phí
...
3. Nước thải sinh hoạt là nước thải từ hoạt động của:
a) Hộ gia đình, cá nhân.
b) Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức khác (gồm cả trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các cơ quan, đơn vị, tổ chức này), trừ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc các cơ quan, đơn vị, tổ chức này.
c) Cơ sở: Rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy.
d) Cơ sở khám, chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu.
đ) Cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, cơ sở sửa chữa ô tô nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.
Lưu ý: theo quy định tại Điều 5 Nghị định 53/2020/NĐ-CP miễn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong các trường hợp sau:
(1) Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện.
(2) Nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra.
(3) Nước thải sinh hoạt của:
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các xã;
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các phường, thị trấn chưa có hệ thống cấp nước sạch;
- Hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh ở các phường, thị trấn đã có hệ thống cấp nước sạch tự khai thác nước sử dụng.
(4) Nước làm mát (theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường) không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng.
(5) Nước thải từ nước mưa tự nhiên chảy tràn.
(6) Nước thải từ các phương tiện đánh bắt thủy sản của ngư dân.
(7) Nước thải của các hệ thống xử lý nước thải tập trung khu đô thị (theo quy định tại Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải) đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường theo quy định trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
Cơ sở sửa chữa ô tô sử dụng nước từ tổ chức cung cấp nước sạch thực hiện nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở sửa chữa ô tô sử dụng nước từ tổ chức cung cấp nước sạch thực hiện nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên cơ sở nào?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 53/2020/NĐ-CP về kê khai, thẩm định tờ khai và nộp phí:
Kê khai, thẩm định tờ khai và nộp phí
1. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:
a) Trường hợp sử dụng nước từ tổ chức cung cấp nước sạch
- Người nộp phí thực hiện nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt cùng với thanh toán tiền sử dụng nước sạch theo hóa đơn bán hàng cho tổ chức cung cấp nước sạch.
- Tổ chức thu phí thực hiện:
+ Mở tài khoản “Tạm thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt” tại Kho bạc Nhà nước trên địa bàn. Mở sổ sách kế toán theo dõi riêng số tiền thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt; không hạch toán vào doanh thu hoạt động kinh doanh số tiền thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phải nộp ngân sách nhà nước.
+ Hàng tuần, nộp số thu phí thu được vào tài khoản tạm thu phí. Hàng tháng, chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo, tổ chức thu phí nộp số tiền phí trên tài khoản tạm thu phí vào ngân sách nhà nước theo quy định.
+ Tổ chức thu phí kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm với cơ quan thuế theo quy định pháp luật về quản lý thuế.
Như vậy, cơ sở sửa chữa ô tô sử dụng nước từ tổ chức cung cấp nước sạch thực hiện nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt cùng với thanh toán tiền sử dụng nước sạch theo hóa đơn bán hàng cho tổ chức cung cấp nước sạch.
Tổ chức cung cấp nước sạch phải tổng hợp số liệu về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thu được và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền trong thời gian nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 53/2020/NĐ-CP về trách nhiệm của các cơ quan tại địa phương:
Trách nhiệm của các cơ quan tại địa phương
...
3. Tổ chức cung cấp nước sạch có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện thu phí, lập danh sách các cơ sở thuộc diện nộp phí nước thải công nghiệp để không tính, thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
b) Tổng hợp số liệu về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thu được và thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 3 năm sau.
Như vậy, tổ chức cung cấp nước sạch phải tổng hợp số liệu về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thu được và thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 3 năm sau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?