Cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản có những nghĩa vụ gì trong hoạt động sản xuất thức ăn thủy sản?
- Cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản bắt buộc phải có phòng thử nghiệm để kiểm tra chất lượng thì mới được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản đúng không?
- Ai có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản cho cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản?
- Cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản có nghĩa vụ gì trong hoạt động sản xuất thức ăn thủy sản?
Cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản bắt buộc phải có phòng thử nghiệm để kiểm tra chất lượng thì mới được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản đúng không?
Điều kiện đối với cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được quy định tại Điều 32 Luật Thủy sản 2017 như sau:
Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;
b) Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài;
c) Nhà xưởng, trang thiết bị phù hợp với từng loại sản phẩm;
d) Có điều kiện phân tích chất lượng trong quá trình sản xuất;
đ) Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học;
e) Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc công nghệ thực phẩm.
...
Theo đó, cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản phải đáp ứng các điều kiện trong đó bao gồm điều kiện phân tích chất lượng trong quá trình sản xuất thì mới được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định:
Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
...
2. Điểm d khoản 1 Điều 32 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau: Có phòng thử nghiệm hoặc có thuê phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất.
Theo đó, điều kiện phân tích chất lượng trong quá trình sản xuất được hiểu là có phòng thử nghiệm hoặc có thuê phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất.
Như vậy, theo các quy định trên, cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản phải có phòng thử nghiệm hoặc có thể thuê phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất thì mới được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản.
Cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản có những nghĩa vụ gì trong hoạt động sản xuất thức ăn thủy sản? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản cho cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản?
Căn cứ Điều 34 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản thực hiện kiểm tra duy trì điều kiện của cơ sở.
...
Như vậy, theo quy định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản là nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản có nghĩa vụ gì trong hoạt động sản xuất thức ăn thủy sản?
Theo đó, tại khoản 1 Điều 37 Luật Thủy sản 2017 quy định cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản có nghĩa vụ như sau:
(1) Thực hiện kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
(2) Thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng; công bố sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo quy định;
(3) Thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa; ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất phục vụ truy xuất nguồn gốc;
(4) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất; xử lý, thu hồi hoặc tiêu hủy sản phẩm không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật; bồi thường thiệt hại gây ra cho người mua, người nuôi trồng thủy sản;
(5) Gửi thông tin sản phẩm đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định trước khi lưu thông sản phẩm trên thị trường;
(6) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?