Cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản cần phải đáp ứng những điều kiện gì để đảm bảo an toàn vệ sinh trong sơ chế, chế biến thuỷ sản?
- Địa điểm của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản cần đáp ứng những yêu cầu chung nào?
- Cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản phải bố trí các phương tiện rửa, khử trùng tay tại những vị trí nào?
- Cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản cần phải đáp ứng những điều kiện gì để đảm bảo an toàn vệ sinh trong sơ chế, chế biến thuỷ sản?
Địa điểm của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản cần đáp ứng những yêu cầu chung nào?
Theo tiểu mục 2.1.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-01:2009/BNNPTNT quy định về yêu cầu chung đối với địa điểm của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản như sau:
- Cơ sở phải được bố trí ở vị trí phù hợp, không bị ảnh hưởng của các yếu tố như: mùi hôi, khói, bụi, các tác nhân gây nhiễm khác từ môi trường xung quanh và không bị ngập nước, đọng nước khi trời mưa, hoặc khi nước triều dâng cao.
- Cơ sở đang hoạt động bị ảnh hưởng của các yếu tố kể trên, phải có biện pháp khắc phục, không để chúng trở thành nguồn gây nhiễm bẩn sản phẩm.
- Địa điểm xây dựng/bố trí cơ sở phải hội đủ các yếu tố:
+ Có nguồn nước đảm bảo cho các hoạt động sản xuất thực phẩm.
+ Thuận tiện về giao thông vận chuyển sản phẩm thực phẩm.
Điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh trong sơ chế/chế biến thuỷ sản đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản
Cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản phải bố trí các phương tiện rửa, khử trùng tay tại những vị trí nào?
Tại tiểu mục 2.1.11 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-01:2009/BNNPTNT quy định về phương tiện vệ sinh và khử trùng, theo đó cơ sở kinh doanh thủy sản cần phải bố trí các phương tiện rửa, khử trùng tay tại những vị trí sau đây:
- Lối đi của công nhân vào khu vực sản xuất
- Phòng sản xuất.
- Khu vực nhà vệ sinh.
Cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản cần phải đáp ứng những điều kiện gì để đảm bảo an toàn vệ sinh trong sơ chế, chế biến thuỷ sản?
Căn cứ theo tiểu mục 2.1.12 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-01:2009/BNNPTNT quy định về điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh trong sơ chế/chế biến thuỷ sản cụ thể như sau:
(1) Yêu cầu chung:
- Sản phẩm phải được xử lý và bảo quản trong điều kiện tránh được nhiễm bẩn, hạn chế tối đa sự suy giảm chất lượng và ngăn chặn vi sinh vật phát triển.
- Tránh nhiễm chéo trực tiếp hoặc gián tiếp ở các công đoạn từ nguyên liệu đến khi xuất xưởng sản phẩm. Công đoạn sau phải sạch hơn công đoạn trước.
- Điều kiện sản xuất phải đảm bảo duy trì sản phẩm ở nhiệt độ phù hợp. Thời gian sản phẩm nằm trên dây chuyền càng ngắn càng tốt.
- Công nhân ở bộ phận xử lý sản phẩm chưa đóng gói không được cùng một lúc tiến hành các công đoạn khác nhau có thể gây nhiễm bẩn cho sản phẩm.
- Không để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà. Khay, hộp, chậu đựng sản phẩm không được đặt trực tiếp trên sàn nhà.
- Không để vật nuôi và động vật khác vào khu vực sản xuất.
- Công nhân không được thực hiện các hành động có thể gây nhiễm vào sản phẩm
- Khách vào khu vực chế biến phải mặc áo bảo hộ, đội mũ bảo hộ, đeo khẩu trang (nếu cần) và đi ủng.
- Không được sản xuất, hoặc lưu trữ các chất gây nhiễm bẩn và làm ảnh hưởng tới mùi vị của sản phẩm như: thức ăn động vật, chất thải, phế phẩm ... cùng chỗ với sản phẩm làm thực phẩm.
- Không được sử dụng các loại xe vận chuyển có thải khói trong khu vực chế biến.
- Không được để lưu trong nhà xưởng những vật dụng, thiết bị không phù hợp với công việc của cơ sở hoặc không được phép sử dụng hoặc đã hết thời hạn sử dụng.
(2) Bảo trì:
- Cơ sở hàng ngày phải tiến hành kiểm tra tình trạng nhà xưởng, thiết bị, máy móc, dụng cụ và bảo trì, sửa chữa khi chúng không đáp ứng được các yêu cầu quy định trong Quy chuẩn này.
- Việc sửa chữa, bảo trì phải đảm bảo không ảnh hưởng đến ATVS thực phẩm.
(3) Kiểm soát động vật gây hại:
- Cơ sở phải có kế hoạch và biện pháp hữu hiệu chống các loài gặm nhấm, chim thú, côn trùng và động vật gây hại khác.
- Chất độc để diệt côn trùng, các loài gặm nhấm, phải được bảo quản nghiêm ngặt trong tủ hoặc trong kho riêng có khoá. Tuyệt đối không để lây nhiễm chất độc vào sản phẩm.
(4) Vệ sinh và khử trùng:
- Cơ sở phải có lực lượng làm vệ sinh riêng, phải xây dựng kế hoạch làm vệ sinh nhà xưởng, thiết bị phù hợp với tính chất và quy mô sản xuất của cơ sở.
- Bề mặt của thiết bị, máy móc tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng sau mỗi lần nghỉ giữa ca và sau mỗi ca sản xuất.
- Tránh làm nhiễm bẩn sản phẩm trong quá trình làm vệ sinh và khử trùng. Không dùng vòi nước áp lực cao để vệ sinh nhà xưởng và thiết bị, dụng cụ chế biến khi trong khu vực chế biến có sản phẩm chưa được đóng gói.
- Chất tẩy rửa và khử trùng phải phù hợp với mục đích sử dụng. Chỉ sử dụng các chất tẩy rửa và khử trùng được phép theo quy định của Bộ Y tế. Chất khử trùng còn sót lại trên bề mặt có thể tiếp xúc với sản phẩm phải được rửa sạch trước khi bắt đầu sản xuất.
Như vậy, khi sơ chế, chế biến thủy sản thì cơ sở của bạn cần phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nêu trên. Lưu ý: đây chỉ là những điều kiện cơ bản để đảm bảo an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản dùng làm thực phẩm (thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Tùy từng loại hình, tính chất, mô hình kinh doanh,...cụ thể thì còn có thể phải tuân thủ thêm các quy chuẩn riêng khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tố tụng hình sự là gì? Ai ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự? 27 nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng Hình sự?
- Tốc độ tối đa của xe buýt từ 2025 theo Thông tư 38/2024 là bao nhiêu? Có những loại xe cơ giới nào?
- Thời điểm bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học cơ sở? Tổ chuyên môn có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?