Cơ sở sản xuất con dấu có được phép thực hiện việc trực tiếp giao con dấu cho khách hàng không?

Cơ sở sản xuất con dấu có được phép thực hiện việc trực tiếp giao con dấu cho khách hàng hay không? Cơ sở sản xuất con dấu sử dụng nhân viên làm việc từ bao nhiêu tuổi? Các hành vi bị nghiêm cấm đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định như thế nào?

Cơ sở sản xuất con dấu có được phép thực hiện việc trực tiếp giao con dấu cho khách hàng hay không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 26 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Trách nhiệm của cơ sở sản xuất con dấu
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở sản xuất con dấu có trách nhiệm:
1. Niêm yết công khai quy trình tiếp nhận hồ sơ sản xuất con dấu, giá tiền khắc dấu tại cơ sở kinh doanh.
2. Sản xuất con dấu bằng các chất liệu bền vững, có tính ổn định cao.
3. Bảo quản chặt chẽ và chuyển con dấu cho cơ quan Công an có thẩm quyền để đăng ký theo quy định, không được trực tiếp giao con dấu cho khách hàng, trừ con dấu của doanh nghiệp không thuộc phạm vi quản lý của cơ quan Công an theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
4. Không cung cấp bản thiết kế mẫu con dấu của các cơ quan, tổ chức cho những người không có thẩm quyền.
5. Thông báo ngay cho cơ quan Công an để xác minh, làm rõ người có nghi vấn làm con dấu sai quy định.

Theo đó, cơ sở sản xuất con dấu có trách nhiệm bảo quản chặt chẽ và chuyển con dấu cho cơ quan Công an có thẩm quyền để đăng ký theo quy định.

Đồng thời, cơ sở sản xuất con dấu không được trực tiếp giao con dấu cho khách hàng, trừ con dấu của doanh nghiệp không thuộc phạm vi quản lý của cơ quan Công an theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.

Cơ sở sản xuất con dấu có được phép thực hiện việc trực tiếp giao con dấu cho khách hàng không?

Cơ sở sản xuất con dấu có được phép thực hiện việc trực tiếp giao con dấu cho khách hàng không? (Hình từ Internet)

Cơ sở sản xuất con dấu được phép sử dụng nhân viên làm việc tại cơ sở từ bao nhiêu tuổi?

Căn cứ theo khoản 9 Điều 25 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Trách nhiệm chung áp dụng đối với các ngành, nghề
1. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về việc đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện đầy đủ các quy định về an ninh, trật tự trong Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.
3. Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định này trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
4. Không sử dụng cơ sở kinh doanh để thực hiện các hoạt động trái quy định của pháp luật ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
5. Phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự tại cơ sở kinh doanh.
6. Trường hợp bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền.
7. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình an ninh, trật tự theo hướng dẫn của Bộ Công an.
8. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan Công an và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
9. Chỉ sử dụng nhân viên làm việc trong cơ sở kinh doanh từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy. Không sử dụng nhân viên là người đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; người đang trong thời gian được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.
...

Như vậy, cơ sở sản xuất con dấu chỉ được sử dụng nhân viên làm việc trong cơ sở sản xuất con dấu từ đủ 18 tuổi trở lên.

Ngoài ra, nhân viên làm việc trong cơ sở sản xuất con dấu phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không nghiện ma túy.

Các hành vi bị nghiêm cấm đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 96/2016/NĐ-CP (khoản 7 Điều 6 Nghị định 96/2016/NĐ-CP bị bãi bỏ bởi khoản 1 Điều 109 Nghị định 31/2021/NĐ-CP) quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện gồm:

- Hoạt động kinh doanh khi chưa được cấp hoặc bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

- Lợi dụng hoạt động ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để thực hiện hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự, trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

- Cho mượn, cho thuê, mua, bán Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

- Làm giả Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; làm giả hồ sơ, tài liệu để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; sửa chữa, tẩy xóa nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

- Sử dụng dịch vụ bảo vệ để xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Hoạt động dịch vụ bảo vệ có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm mục đích đe dọa, cản trở, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Cản trở hoặc không chấp hành công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm của cơ quan Công an hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây khó khăn để không cấp hoặc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trái với quy định của Nghị định 96/2016/NĐ-CP; cản trở, gây phiền hà, xâm phạm quyền tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân; bao che các hành vi vi phạm pháp luật của người có liên quan đến hoạt động của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.

Cơ sở sản xuất
Con dâu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở sản xuất con dấu được trực tiếp giao con dấu nào cho khách hàng? Trách nhiệm về việc đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất con dấu có được phép thực hiện việc trực tiếp giao con dấu cho khách hàng không?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất con dấu có phải niêm yết công khai quy trình tiếp nhận hồ sơ sản xuất con dấu tại cơ sở kinh doanh không?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất có được xuất khẩu không? Cơ sở sản xuất muốn xin giấy phép xuất khẩu cần tiến hành như thế nào?
Pháp luật
Các cơ sở sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy phải tiến hành triệu hồi các sản phẩm đã đưa ra thị trường trong những trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở sản xuất
134 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở sản xuất Con dâu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở sản xuất Xem toàn bộ văn bản về Con dâu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào