Cơ sở nuôi trồng thủy sản sử dụng cá Tầm Đại Tây Dương có nguồn gốc từ tự nhiên để trồng cấy nhân tạo có cần xin Giấy xác nhận nguồn gốc thủy sản không?
- Cơ sở nuôi trồng thủy sản sử dụng cá Tầm Đại Tây Dương có nguồn gốc từ tự nhiên để trồng cấy nhân tạo có cần xin Giấy xác nhận nguồn gốc thủy sản không?
- Hồ sơ yêu cầu xác nhận nguồn gốc loài thủy thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm của cơ sở nuôi trồng thủy sản gồm những gì?
- Trình tự xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được của cơ sở nuôi trồng thủy sản thực hiện thế nào?
Cơ sở nuôi trồng thủy sản sử dụng cá Tầm Đại Tây Dương có nguồn gốc từ tự nhiên để trồng cấy nhân tạo có cần xin Giấy xác nhận nguồn gốc thủy sản không?
Căn cứ Điều 40 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
1. Tổ chức, cá nhân được phép nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và pháp luật Việt Nam.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh quản lý, xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc từ nuôi trồng hoặc khai thác từ tự nhiên.
3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác nhận nguồn gốc loài thủy sản quy định tại khoản 2 Điều này; điều kiện, thẩm quyền, trình tự và thủ tục chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, cơ sở trồng cấy nhân tạo loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
Chiếu theo quy định này, nếu cơ sở trồng cấy nhân tạo loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã sẽ phải được cấp Giấy xác nhận nguồn gốc thủy sản trước khi thực hiện trồng cấy nhân tạo.
Theo Mục VII Phần III Phụ lục I Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) quy định cá Tầm Đại Tây Dương thuộc loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
Do đó, cơ sở sử dụng giống cá Tầm Đại Tây Dương có nguồn gốc từ tự nhiên để trồng cấy nhân tạo cần xin Giấy xác nhận nguồn gốc thủy sản tại Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.
Cá Tầm Đại Tây Dương (hình từ Internet)
Hồ sơ yêu cầu xác nhận nguồn gốc loài thủy thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm của cơ sở nuôi trồng thủy sản gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 40 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định hồ sơ yêu cầu xác nhận nguồn gốc loài thủy sản của cơ sở nuôi trồng thủy sản bao gồm:
- Đơn đăng ký xác nhận nguồn gốc theo Mẫu số 32.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP; Tải về
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá đối với trường hợp có sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản;
- Văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;
- Hợp đồng thuê tàu cá đối với trường hợp tổ chức, cá nhân được cấp Văn bản chấp thuận khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm sử dụng tàu cá để khai thác nhưng không phải là chủ tàu;
- Báo cáo khai thác thủy sản, nhật ký khai thác thủy sản.
Trình tự xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được của cơ sở nuôi trồng thủy sản thực hiện thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 40 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định trình tự xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được của cơ sở nuôi trồng thủy sản như sau:
Xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên
...
3. Trình tự xác nhận nguồn gốc:
a) Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh tổ chức kiểm tra và cấp giấy xác nhận nguồn gốc, trường hợp không cấp giấy xác nhận nguồn gốc phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Theo đó, trình tự xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm của cơ sở nuôi trồng thủy sản được thực hiện như sau:
- Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ yêu cầu xác nhận nguồn gốc loài thủy thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh tổ chức kiểm tra và cấp giấy xác nhận nguồn gốc, trường hợp không cấp giấy xác nhận nguồn gốc phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?