Cơ sở nào chứng minh người tham gia bán hàng đa cấp đã hoàn thành chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp?
Cơ sở đào tạo được phép đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp nào?
Để được công nhận nội dung chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp, cơ sở đào tạo cần nộp hồ sơ đề nghị công nhận theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 36 Nghị định 40/2018/NĐ-CP như sau:
(1) Hồ sơ đề nghị công nhận bao gồm:
a) Đơn đề nghị công nhận;
b) Bản sao quyết định thành lập cơ sở có chức năng đào tạo được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
c) Chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp;
d) Danh sách bao gồm ít nhất 02 giảng viên có trình độ từ đại học trở lên.
(2) Trình tự, thủ tục công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận, Bộ Công Thương xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu cơ sở đào tạo bổ sung hồ sơ;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận hợp lệ, Bộ Công Thương tổ chức thẩm định hồ sơ và ban hành quyết định công nhận.
Theo đó, quyết định công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp có thời hạn hiệu lực 03 năm kể từ ngày ký.
Hoạt động đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp gồm những nội dung gì?
Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, hoạt động của cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp gồm:
(1) Tổ chức đào tạo:
a) Cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp tiến hành đào tạo theo đúng nội dung, chương trình đã được công nhận và cấp chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương bằng văn bản về kết quả đào tạo tại cơ sở trong thời hạn 10 ngày làm việc sau khi kết thúc khóa đào tạo.
(2) Lưu trữ hồ sơ:
Cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ các khóa đào tạo theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Hồ sơ lưu trữ gồm:
a) Hồ sơ nhập học của học viên, danh sách học viên được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo của từng khóa đào tạo;
b) Danh sách giảng viên tham gia giảng dạy cho mỗi khóa đào tạo;
c) Hồ sơ quản lý việc cấp chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.
(3) Kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp:
a) Trước ngày 31 tháng 01 hàng năm, cơ sở đào tạo có trách nhiệm gửi báo cáo tổng kết hoạt động đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp của năm trước đó (bao gồm kết quả đào tạo, kiểm tra và cấp chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp) tới Bộ Công Thương;
b) Hàng năm, Bộ Công Thương thực hiện kiểm tra việc đào tạo và cấp chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp của các cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.
Căn cứ kết quả kiểm tra, tùy theo mức độ sai phạm, Bộ Công Thương có thể yêu cầu cơ sở đào tạo khắc phục sai phạm hoặc tạm đình chỉ quyết định công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.
c) Bộ Công Thương thu hồi, đình chỉ quyết định công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp trong các trường hợp sau: Cơ sở đào tạo bị giải thể; cơ sở đào tạo không khắc phục được sai phạm trong thời gian tạm đình chỉ hoặc các sai phạm không thể khắc phục được.
Cơ sở nào chứng minh người tham gia bán hàng đa cấp đã hoàn thành chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp?
Cơ sở nào chứng minh người tham gia bán hàng đa cấp đã hoàn thành chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp?
Để xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp, Điều 38 Nghị định 40/2018/NĐ-CP có quy định cụ thể như sau:
"1. Người đã hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp được doanh nghiệp bán hàng đa cấp đăng ký tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp do Bộ Công Thương tổ chức.
2. Bộ Công Thương cấp xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp cho những người đạt kết quả trong kỳ kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp.
3. Bộ Công Thương quy định cụ thể việc kiểm tra, cấp, thu hồi xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp."
Theo đó, sau khi hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp, doanh nghiệp sẽ đăng ký tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp do Bộ Công Thương tổ chức cho người đã tham gia. Trường hợp kết quả kiểm tra xếp loại đạt, Bộ Công Thương sẽ cấp xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp cho những người này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh có được xem phim 18+ hay không? Học sinh xem phim 18+ có bị đuổi học 1 tuần lễ hay không?
- Năm cá nhân số 8 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết? Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có bị xử phạt?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận tổ chức xã hội nghề nghiệp đủ điều kiện cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng?
- Bảng lĩnh vực và phạm vi hoạt động xây dựng của chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng? Tải về bảng?
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?