Cơ sở mở dịch vụ thẩm mỹ thực hiện xăm da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm thì có cần giâý chứng nhận đào tạo nghề hay không?
- Cơ sở mở dịch vụ thẩm mỹ thực hiện xăm da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm thì có cần giâý chứng nhận đào tạo nghề hay không?
- Cơ sở mở dịch vụ thẩm mỹ thực hiện xăm trên da không có chứng chỉ đào tạo nghề thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Cơ sở mở dịch vụ thẩm mỹ thực hiện xăm trên da nhưng lại quảng cáo sai sự thật về dịch vụ đã đăng ký thì xử phạt như thế nào?
Cơ sở mở dịch vụ thẩm mỹ thực hiện xăm da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm thì có cần giâý chứng nhận đào tạo nghề hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 33a Nghị định 109/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 10 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP như sau:
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ y tế
…
3. Nhân sự:
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 23a Nghị định này, trừ điều kiện về người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, cơ sở dịch vụ y tế nếu cung cấp dịch vụ:
...
d) Thẩm mỹ thì người thực hiện xăm, phun, thêu trên da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề về phun, xăm, thêu trên da do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp;
…
Qua quy định trên, đối với dịch vụ thẩm mỹ như tiệm phun, xăm trên da thì người thực hiện xăm, phun thêu trên da mà không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm tại cơ sở thẩm mỹ thì phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề về phun, xăm, thêu trên da do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp.
Cơ sở mở dịch vụ thẩm mỹ thực hiện xăm da không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm thì có cần giâý chứng nhận đào tạo nghề hay không? (Hình từ Internet)
Cơ sở mở dịch vụ thẩm mỹ thực hiện xăm trên da không có chứng chỉ đào tạo nghề thì bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ khoản 6, khoản 7 Điều 39 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định mức mức xử phạt vi phạm hành chính về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động và sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
...
đ) Cung cấp dịch vụ thẩm mỹ tại cơ sở dịch vụ thẩm mỹ khi chưa có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
...
c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a và đ khoản 6 Điều này;
....
Như vậy đối với cơ sở thẩm mỹ thực hiện việc xăm trên da mà chủ cơ sở thẩm mỹ không có chứng chỉ đào tạo nghề, thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Ngoài ra, cơ sở còn bị đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng.
Cơ sở mở dịch vụ thẩm mỹ thực hiện xăm trên da nhưng lại quảng cáo sai sự thật về dịch vụ đã đăng ký thì xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động quảng cáo như sau:
Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
...
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, điểm b khoản 4 Điều 52, khoản 1 Điều 60, điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định này.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP) có quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, việc xử phạt đối với hành vi quảng cáo sai sự thật về dịch vụ đã đăng ký đối với cơ sở mở dịch vụ thẩm mỹ thực hiện xăm trên da phạt tiền từ 120.000.000 triệu đồng đến 160.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?