Cơ sở lưu trú tại khu kinh tế cửa khẩu phải khai báo tạm trú cho người nước ngoài trong thời hạn bao lâu khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú?
- Đơn vị nào có thẩm quyền cấp chứng nhận tạm trú cho người nước ngoài nhập cảnh tại khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam?
- Cơ sở lưu trú tại khu kinh tế cửa khẩu phải khai báo tạm trú cho người nước ngoài trong thời hạn bao lâu khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú?
- Việc nhập và chuyển thông tin nhập cảnh của người nước ngoài tại khu kinh tế cửa khẩu được thực hiện thế nào?
Đơn vị nào có thẩm quyền cấp chứng nhận tạm trú cho người nước ngoài nhập cảnh tại khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BCA-BQP quy định về kiểm tra, kiểm soát người nước ngoài nhập cảnh tại khu kinh tế cửa khẩu như sau:
Kiểm tra, kiểm soát người nước ngoài nhập cảnh tại khu kinh tế cửa khẩu
1. Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu thực hiện việc kiểm tra
tính hợp lệ, hợp pháp của hộ chiếu, giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này; đối chiếu ảnh và không thuộc trường hợp “chưa cho nhập cảnh” quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này thì giải quyết nhập cảnh.
Trường hợp không đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này thì lập biên bản, không giải quyết nhập cảnh và thực hiện những yêu cầu trong văn bản đăng ký “chưa cho nhập cảnh” (nếu có).
2. Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh, cấp chứng nhận tạm trú 15 ngày và đóng dấu “KKT cửa khẩu…” vào hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy thông hành biên giới; đối với công dân Trung Quốc sử dụng hộ chiếu phổ thông điện tử thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Công an.
Như vậy, theo quy định, đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu có thẩm quyền đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh và cấp chứng nhận tạm trú 15 ngày cho người nước ngoài nhập cảnh tại khu kinh tế cửa khẩu.
Lưu ý: Trường hợp người nước ngoài là công dân Trung Quốc sử dụng hộ chiếu phổ thông điện tử thì thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Công an.
Đơn vị nào có thẩm quyền cấp chứng nhận tạm trú cho người nước ngoài nhập cảnh tại khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam? (Hình từ Internet)
Cơ sở lưu trú tại khu kinh tế cửa khẩu phải khai báo tạm trú cho người nước ngoài trong thời hạn bao lâu khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BCA-BQP quy định về việc khai báo tạm trú của người nước ngoài tại khu kinh tế cửa khẩu như sau:
Việc khai báo tạm trú của người nước ngoài tại khu kinh tế cửa khẩu
1. Cơ sở lưu trú tại khu kinh tế cửa khẩu có trách nhiệm khai báo tạm trú cho người nước ngoài tạm trú trong thời hạn 12 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú.
2. Công an xã, phường, thị trấn tại khu kinh tế cửa khẩu, Đồn Công an khu kinh tế cửa khẩu tiếp nhận thông tin khai báo tạm trú của người nước ngoài từ cơ sở lưu trú và chuyển cho Trạm Quản lý xuất nhập cảnh tại khu kinh tế cửa khẩu trong ngày. Trạm Quản lý xuất nhập cảnh nhập dữ liệu người nước ngoài tạm trú tại khu kinh tế cửa khẩu chuyển ngay về Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh và thông báo cho Đồn Biên phòng nơi có cơ sở lưu trú. Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh thực hiện truyền thông tin tạm trú về cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
Như vậy, theo quy định thì cơ sở lưu trú tại khu kinh tế cửa khẩu có trách nhiệm khai báo tạm trú cho người nước ngoài tạm trú trong thời hạn 12 giờ kể từ khi người nước ngoài đến cơ sở lưu trú.
Việc nhập và chuyển thông tin nhập cảnh của người nước ngoài tại khu kinh tế cửa khẩu được thực hiện thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư liên tịch 03/2016/TTLT-BCA-BQP quy định về nhập và chuyển thông tin nhập, xuất cảnh của người nước ngoài tại khu kinh tế cửa khẩu như sau:
Nhập và chuyển thông tin nhập, xuất cảnh của người nước ngoài tại khu kinh tế cửa khẩu
1. Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu nhập thông tin nhập
cảnh, xuất cảnh của người nước ngoài và chuyển về Cục Cửa khẩu, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.
2. Sau khi nhận thông tin nhập cảnh, xuất cảnh từ đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh, Cục Cửa khẩu (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) chuyển cho Cục An ninh cửa khẩu (Tổng cục An ninh) phục vụ yêu cầu quản lý và thống kê nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh.
Như vậy, theo quy định, việc nhập và chuyển thông tin nhập cảnh của người nước ngoài tại khu kinh tế cửa khẩu được thực hiện như sau:
(1) Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu nhập thông tin nhập cảnh của người nước ngoài và chuyển về Cục Cửa khẩu, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng.
(2) Sau khi nhận thông tin nhập cảnh từ đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh, Cục Cửa khẩu (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) có trách nhiệm chuyển thông tin cho Cục An ninh cửa khẩu (Tổng cục An ninh) để phục vụ yêu cầu quản lý và thống kê nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.