Cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen có phải chứng minh năng lực không? Ai có thẩm quyền khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen?
Hoạt động khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 69/2010/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 118/2020/NĐ-CP) quy định khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen được hiểu là quá trình theo dõi, đánh giá ảnh hưởng của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 69/2010/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 118/2020/NĐ-CP) quy định khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen là hoạt động khảo nghiệm các nội dung sau:
Nội dung khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen
…
2. Khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Nguy cơ trở thành sinh vật gây hại;
b) Nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sinh vật không chủ đích;
c) Nguy cơ làm thay đổi bất lợi đến hệ sinh thái xung quanh.
Đối với đánh giá rủi ro của thực vật biến đổi gen bao gồm: đánh giá ảnh hưởng đến hệ sinh thái đất; đánh giá ảnh hưởng của biện pháp canh tác thực vật biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học;
d) Nguy cơ trôi gen;
đ) Các tác động bất lợi khác.
Theo đó, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen bao gồm các nội dung chính sau đây:
+ Nguy cơ trở thành cỏ dại, dịch hại;
+ Nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sinh vật không chủ đích;
+ Nguy cơ làm thay đổi bất lợi đến hệ sinh thái xung quanh;
+ Nguy cơ trôi gen;
+ Các tác động bất lợi khác.
Cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen có phải chứng minh năng lực không? (Hình từ Internet)
Cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen có phải chứng minh năng lực không?
Theo Điều 16 Nghị định 69/2010/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 118/2020/NĐ-CP) quy định điều kiện để một tổ chức được công nhận là Cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen như sau:
Điều kiện công nhận Cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen
Tổ chức được công nhận là Cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị phù hợp với hoạt động khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen;
b) Có cán bộ chuyên môn phù hợp với hoạt động khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen;
c) Có quy trình khảo nghiệm bảo đảm các yêu cầu về an toàn sinh học.
Như vậy, điều kiện để một tổ chức được công nhận là Cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, cụ thể như sau:
+ Có cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị phù hợp với hoạt động khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen;
+ Có cán bộ chuyên môn phù hợp với hoạt động khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen;
+ Có quy trình khảo nghiệm bảo đảm các yêu cầu về an toàn sinh học.
Theo đó, dựa trên các quy định nêu trên thì Cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen không cần phải chứng minh năng lực của cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.
Ai có thẩm quyền khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen?
Theo khoản 5 Điều 17 Nghị định 69/2010/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 118/2020/NĐ-CP) quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận, thu hồi quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận, thu hồi quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen
…
5. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen theo quy định tại Điều 17a Nghị định này. Kết quả thẩm định của Hội đồng là căn cứ để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen.
Dẫn chiếu theo khoản 1 Điều 17a Nghị định 69/2010/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 118/2020/NĐ-CP) quy định cơ quan có thẩm quyền khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen như sau:
Tổ chức và hoạt động của Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen bao gồm ít nhất 09 thành viên: Chủ tịch là đại diện của cơ quan quản lý chuyên ngành trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Chủ tịch là đại diện cơ quan thường trực thẩm định và các Ủy viên là đại diện của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Y tế và các chuyên gia. Trong đó, 02 Ủy viên được lựa chọn làm Ủy viên phản biện. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định một đơn vị trực thuộc làm cơ quan thường trực thẩm định.
...
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen là Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập.
Ngoài ra, cũng theo tại khoản 2 Điều 17a Nghị định này quy định trách nhiệm của Hội đồng khảo nghiệm đánh giá rúi ro sinh vật biến đổi gen như sau:
+ Thẩm định hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen và tư vấn cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen;
+ Thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm, đánh giá kết quả khảo nghiệm và tư vấn cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp Giấy phép khảo nghiệm và công nhận kết quả khảo nghiệm.
Lưu ý: Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, khách quan; chịu trách nhiệm cá nhân về tính khoa học, tính chính xác đối với những ý kiến nhận xét, đánh giá độc lập và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Hội đồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy đổi vốn đầu tư xây dựng cần phải phản ánh yếu tố nào? Có bao nhiêu phương pháp quy đổi vốn đầu tư xây dựng?
- Thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình được thực hiện trước hay sau khi nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng?
- Hợp đồng bảo đảm là gì? Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng nào? Hợp đồng bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ 3?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể cho cấp ủy cơ sở mới nhất? Trách nhiệm, thẩm quyền trong kiểm điểm của cấp ủy?
- Doanh thu của năm có nằm trong tiêu chí phân loại quy mô của hợp tác xã theo Nghị định 113 không?