Cơ sở giáo dục nước ngoài phải có thời gian hoạt động giáo dục bao nhiêu năm mới có thể thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam?
- Cơ sở giáo dục nước ngoài phải có thời gian hoạt động giáo dục bao nhiêu năm mới có thể thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam?
- Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam gồm những gì?
- Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Cơ sở giáo dục nước ngoài phải có thời gian hoạt động giáo dục bao nhiêu năm mới có thể thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam?
Điều kiện để cơ sở giáo dục nước ngoài thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam được quy định tại Điều 53 Nghị định 86/2018/NĐ-CP như sau:
Điều kiện cho phép tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam
1. Có tư cách pháp nhân.
2. Có thời gian hoạt động giáo dục ít nhất là 05 năm ở nước sở tại; đã được kiểm định chất lượng giáo dục hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng giáo dục.
3. Có điều lệ, tôn chỉ, mục đích hoạt động rõ ràng.
4. Có quy chế tổ chức, hoạt động của văn phòng đại diện dự kiến thành lập tại Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
5. Có địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện hợp pháp và bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
Theo đó, để thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam thì cơ sở giáo dục nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại Điều 53 nêu trên.
Trong đó có điều kiện có thời gian hoạt động giáo dục ít nhất là 05 năm ở nước sở tại; đã được kiểm định chất lượng giáo dục hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng giáo dục.
Cơ sở giáo dục nước ngoài (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam gồm những gì?
Tài liệu trong hồ sơ đề nghị cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Điều 54 Nghị định 86/2018/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập
1. Hồ sơ đề nghị cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
a) Đơn đề nghị cho phép thành lập văn phòng đại diện theo Mẫu số 18 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản chứng minh tư cách pháp lý của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài; bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Điều lệ hoạt động của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài; giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc giấy tờ công nhận chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền; báo cáo tóm tắt sự hình thành và phát triển của tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài;
c) Dự thảo quy chế tổ chức, hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam;
d) Văn bản giới thiệu nhân sự làm trưởng văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam và lý lịch cá nhân của người được giới thiệu.
2. Văn bản xác nhận do cơ quan nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao Việt Nam hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Theo đó, hồ sơ đề nghị cho phép thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam gồm những được quy định tại khoản 1 Điều 54 nêu trên.
Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 52 Nghị định 86/2018/NĐ-CP như sau:
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
1. Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài có chức năng đại diện cho tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.
2. Văn phòng đại diện có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện chức năng liên lạc, thúc đẩy hợp tác của tổ chức, cơ sở giáo dục mà văn phòng là đại diện với cơ sở giáo dục Việt Nam thông qua việc xúc tiến xây dựng các chương trình, dự án hợp tác trong lĩnh vực giáo dục;
b) Tổ chức các hoạt động giao lưu, tư vấn, trao đổi thông tin, hội thảo, triển lãm trong lĩnh vực giáo dục nhằm giới thiệu về tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài mà văn phòng là đại diện;
c) Đôn đốc, giám sát việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác giáo dục đã ký kết với các cơ sở giáo dục Việt Nam;
d) Không được thực hiện hoạt động giáo dục sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam và không được phép thành lập chi nhánh trực thuộc văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam;
đ) Định kỳ trước ngày 30 tháng 11 hàng năm, báo cáo chi tiết bằng văn bản cho sở giáo dục và đào tạo nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở và Bộ Giáo dục và Đào tạo về hoạt động của văn phòng đại diện, đồng thời có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu và những vấn đề liên quan khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam. Việc báo cáo thực hiện bằng hình thức trực tuyến và văn bản;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật
Như vậy, văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 2 Điều 52 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?
- Chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ bị xử phạt bao nhiêu?
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?