Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm gì trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, phòng, chống bạo lực học đường?

Học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm như thế nào trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, phòng, chống bạo lực học đường? Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm gì trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, phòng, chống bạo lực học đường? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Thanh Ngọc - Long Khánh.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm gì trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, phòng, chống bạo lực học đường?

Tại Điều 12 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể:

Trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường của đơn vị theo hướng dẫn tại Thông tư này đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
2. Tổ chức tuyên truyền về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
3. Xây dựng và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử của đơn vị theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 3 và Điều 4 Thông tư này.
4. Tổ chức lồng ghép nội dung giáo dục xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong các hoạt động chung của đơn vị theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
5. Báo cáo việc thực hiện Thông tư này trong nội dung báo cáo tổng kết hoạt động của đơn vị hàng năm gửi cơ quan quản lý cấp trên; báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
6. Lãnh đạo cơ sở giáo dục nghề nghiệp chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và pháp luật nếu thiếu trách nhiệm để xảy ra các vụ bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp do mình quản lý.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu.

Theo đó,

- Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường của đơn vị theo hướng dẫn tại Thông tư này đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

- Tổ chức tuyên truyền về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Xây dựng và thực hiện Bộ quy tắc ứng xử của đơn vị theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 3 và Điều 4 Thông tư này.

- Tổ chức lồng ghép nội dung giáo dục xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong các hoạt động chung của đơn vị theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

- Báo cáo việc thực hiện Thông tư này trong nội dung báo cáo tổng kết hoạt động của đơn vị hàng năm gửi cơ quan quản lý cấp trên; báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

- Lãnh đạo cơ sở giáo dục nghề nghiệp chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và pháp luật nếu thiếu trách nhiệm để xảy ra các vụ bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp do mình quản lý.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp (Hình từ Internet)

Học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm như thế nào trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, phòng, chống bạo lực học đường?

Theo Điều 13 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Trách nhiệm của học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Tích cực, tự giác, trách nhiệm học tập, nâng cao trình độ, nhận thức về xây dựng và bảo vệ môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường, tham gia tích cực các hoạt động phòng ngừa, trợ giúp khi có bạo lực học đường xảy ra trong nhà trường.
2. Chủ động phát hiện, báo cáo kịp thời với cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp về các trường hợp, hành vi xâm hại, bạo lực hoặc vi phạm pháp luật trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Như vậy, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm như sau:

- Tích cực, tự giác, trách nhiệm học tập, nâng cao trình độ, nhận thức về xây dựng và bảo vệ môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường, tham gia tích cực các hoạt động phòng ngừa, trợ giúp khi có bạo lực học đường xảy ra trong nhà trường.

- Chủ động phát hiện, báo cáo kịp thời với cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp về các trường hợp, hành vi xâm hại, bạo lực hoặc vi phạm pháp luật trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Quy tắc chung về ứng xử trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được pháp luật quy định như thế nào?

Theo Điều 4 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH quy định:

- Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, của cán bộ, viên chức, nhà giáo, người lao động, học sinh, sinh viên trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực, quan tâm chia sẻ và giúp đỡ người khác trong sinh hoạt cũng như học tập tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Bảo vệ, giữ gìn cảnh quan cơ sở giáo dục nghề nghiệp; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, xanh, sạch, đẹp.

- Cán bộ, nhà giáo, nhân viên phải sử dụng trang phục phù hợp với môi trường giáo dục. Học sinh, sinh viên phải sử dụng trang phục sạch sẽ, gọn gàng và theo quy định của cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Cha mẹ học sinh, sinh viên và khách đến cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải sử dụng trang phục phù hợp, lịch sự.

- Không hút thuốc, không sử dụng đồ uống có cồn, các chất kích thích bị cấm khác trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật và nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Không phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trái thuần phong mỹ tục hoặc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục dưới mọi hình thức.

- Không gian lận, dối trá, vu khống, gây hiềm khích, quấy rối, ép buộc, hoặc đe dọa, bạo lực với người khác.

- Không làm tổn hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bản thân, đồng nghiệp (bạn học) và những người khác. Không làm tổn hại đến uy tín của tập thể.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Bạo lực học đường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc đánh giá định kỳ đối với kết quả học tập theo môn học bắt buộc của học sinh cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Cách viết bản kiểm điểm đánh nhau đơn giản cho học sinh? Học sinh đánh nhau bị xử lý kỷ luật thế nào?
Pháp luật
Khi xảy ra bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì cần có cách xử lý như thế nào?
Pháp luật
Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài có được thành lập chi nhánh trực thuộc văn phòng đại diện không?
Pháp luật
Tổ chức cuộc thi thể dục, thể thao, văn hóa văn nghệ cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm mục đích gì?
Pháp luật
Bài mẫu dự thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024 hay, ngắn gọn như thế nào?
Pháp luật
Mẫu tranh vẽ phòng ngừa bạo lực học đường đẹp tham dự cuộc thi về phòng ngừa bạo lực học đường phải đáp ứng hình thức gì?
Pháp luật
Bài mẫu dự thi phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024 ngắn gọn như thế nào?
Pháp luật
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là gì? Học sinh đánh nhau, gây thương tích cho người khác có bị đuổi học không?
Pháp luật
Thể lệ Cuộc thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024 thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,034 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp Bạo lực học đường
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào