Cơ sở giam giữ phạm nhân không đủ điều kiện điều trị khi phạm nhân bị thương tích nghiêm trọng thì xử lý như thế nào?
Phạm nhân được tổ chức khám sức khỏe tổng quát gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 133/2020/NĐ-CP có các quy định liên quan đến chế độ chăm sóc y tế đối với phạm nhân cụ thể như sau:
"Điều 9. Chế độ chăm sóc y tế đối với phạm nhân
1. Phạm nhân khi đến cơ sở giam giữ được y tế của cơ sở giam giữ tổ chức khám, lập phiếu theo dõi sức khỏe. Trong thời gian phạm nhân chấp hành án phạt tù, cơ sở giam giữ phạm nhân căn cứ vào điều kiện, thời gian chấp hành án phạt tù của phạm nhân và tình hình cụ thể của mình phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp huyện hoặc bệnh viện Công an, bệnh viện Quân đội nơi có cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức khám sức khỏe tổng quát cho phạm nhân định kỳ ít nhất 02 năm/lần, cụ thể: Đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, kiểm tra các thông số về nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể, khám lâm sàng toàn diện theo các chuyên khoa và lưu kết quả vào hồ sơ để quản lý, theo dõi sức khỏe của phạm nhân. Chi phí khám sức khỏe định kỳ cho phạm nhân được thanh toán theo khung giá quy định của Bộ Y tế. Cơ sở giam giữ phạm nhân thường xuyên có biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống thiên tai, tai nạn thương tích."
Như vậy, phạm nhân trong thời gian chấp hành án phạt tù có thể được tổ chức khám sức khỏe tổng quát định kỳ ít nhất 02 năm/lần, cụ thể: Đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, kiểm tra các thông số về nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể, khám lâm sàng toàn diện theo các chuyên khoa và lưu kết quả vào hồ sơ để quản lý, theo dõi sức khỏe của phạm nhân.
Cơ sở giam giữ phạm nhân không đủ điều kiện điều trị khi phạm nhân bị thương tích nghiêm trọng thì xử lý như thế nào?
Cơ sở giam giữ phạm nhân không đủ điều kiện điều trị khi phạm nhân bị thương tích nghiêm trọng thì xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Nghị định 133/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
"Điều 9. Chế độ chăm sóc y tế đối với phạm nhân
...
2. Phạm nhân khi đến cơ sở giam giữ, bị bệnh, bị thương tích được khám bệnh, chữa bệnh và điều trị tại cơ sở y tế của cơ sở giam giữ phạm nhân. Trường hợp phạm nhân bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng điều trị thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân quyết định trích xuất đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên là tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh, bệnh viện cấp quân khu để điều trị. Trường hợp vượt quá khả năng điều trị của bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện cấp quân khu thì theo chỉ định của Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân báo cáo Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an (đối với trại giam do Bộ Công an quản lý), Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng (đối với trại giam do Bộ Quốc phòng quản lý) xem xét, quyết định việc điều trị tiếp theo; đồng thời phải thông báo cho thân nhân hoặc đại diện của phạm nhân đó biết để phối hợp chăm sóc, điều trị. Chế độ ăn, cấp phát thuốc, bồi dưỡng cho phạm nhân điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài cơ sở giam giữ phạm nhân do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định."
Theo đó, trong trường hợp phạm nhân bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng điều trị thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân quyết định trích xuất đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên là tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh, bệnh viện cấp quân khu để điều trị.
Trường hợp vượt quá khả năng điều trị của bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện cấp quân khu thì theo chỉ định của Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân báo cáo Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an hoặc thuộc Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định việc điều trị tiếp theo.
Phạm nhân được hưởng chế độ mặc và tư trang cụ thể như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 133/2020/NĐ-CP, chế độ mặc và tư trang của phạm nhân được quy định cụ thể như sau:
"Điều 8. Chế độ mặc và tư trang của phạm nhân
1. Phạm nhân được cấp:
a) 02 bộ quần áo dài bằng vải thường theo mẫu thống nhất/năm;
b) 02 bộ quần áo lót/năm;
c) 02 khăn mặt/năm;
d) 02 chiếu cá nhân/năm;
đ) 02 đôi dép/năm;
e) 01 mũ (đối với phạm nhân nam) hoặc 01 nón (đối với phạm nhân nữ)/năm;
g) 01 áo mưa nilông/năm;
h) 04 bàn chải đánh răng/năm;
i) 600 g kem đánh răng/năm;
k) 3,6 kg xà phòng/năm;
l) 800 ml dầu gội đầu/năm;
m) 01 màn/03 năm;
n) 01 chăn/04 năm (từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên cấp chăn bông có vỏ nặng không quá 02 kg, các tỉnh còn lại cấp chăn sợi);
o) 01 áo ấm/03 năm (cấp từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại không cấp);
Phạm nhân nữ được cấp đồ dùng cần thiết cho vệ sinh cá nhân tương đương 02 kg gạo tẻ/người/tháng.
2. Phạm nhân tham gia lao động, học nghề mỗi năm được phát 02 bộ quần áo bảo hộ lao động và dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết khác.
Mẫu, màu quần áo và phương tiện bảo hộ lao động của phạm nhân do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định."
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể các chế độ, chính sách đối với phạm nhân như chế độ ăn mặc, tư trang, chế độ chăm sóc y tế, cụ thể như quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?