Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự do cơ quan nào quản lý? Ai được khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự?
Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự do cơ quan nào quản lý?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 59/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự
1. Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự là tập hợp thông tin về tình hình, kết quả thi hành án hình sự và thông tin khác có liên quan đến người, pháp nhân thương mại chấp hành bản án, quyết định của Tòa án về các hình phạt và biện pháp tư pháp.
2. Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự do Bộ Công an thống nhất quản lý là một bộ phận của hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin phòng, chống tội phạm nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về thi hành án hình sự.
3. Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Công an nhân dân;
b) Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân.
Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Công an nhân dân được kết nối với cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân. Bộ Công an sau khi thống nhất với Bộ Quốc phòng ban hành hướng dẫn việc kết nối, cung cấp, trao đổi dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Công an nhân dân và cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân.
Bên cạnh đó, Điều 14 Nghị định 59/2020/NĐ-CP cũng quy định:
Trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Công an
1. Bộ Công an giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự.
2. Nghiên cứu, đề xuất ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự.
3. Bảo đảm cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho việc xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Bộ Công an giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự.
Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự do cơ quan nào quản lý?
(Hình từ Internet)
Ai được khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự?
Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 59/2020/NĐ-CP quy định về khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự như sau:
Khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự
1. Các hình thức khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự bao gồm:
a) Qua mạng máy tính nội bộ;
b) Bằng văn bản hoặc phiếu đề nghị cung cấp.
2. Đối tượng, phạm vi khai thác và sử dụng:
a) Cơ quan tham gia xây dựng, thu thập, cập nhật thông tin và duy trì cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự được quyền khai thác dữ liệu về thi hành án hình sự thuộc phạm vi quản lý của cơ quan mình;
b) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu cung cấp thông tin về người, pháp nhân thương mại chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp trong cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và Luật Lưu trữ;
c) Cơ quan có chức năng, nhiệm vụ cung cấp thông tin về thi hành án hình sự có quyền từ chối yêu cầu cung cấp thông tin nếu có căn cứ cho rằng yêu cầu đó trái pháp luật, vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người, pháp nhân thương mại chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp;
d) Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục, thẩm quyền cho phép thực hiện yêu cầu và phạm vi cung cấp thông tin về thi hành án hình sự trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
Như vậy, đối tượng được khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự bao gồm:
Đối tượng, phạm vi khai thác và sử dụng:
- Cơ quan tham gia xây dựng, thu thập, cập nhật thông tin và duy trì cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự được quyền khai thác dữ liệu về thi hành án hình sự thuộc phạm vi quản lý của cơ quan mình;
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu cung cấp thông tin về người, pháp nhân thương mại chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp trong cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự phải tuân thủ các quy định của pháp Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 và Luật Lưu trữ 2011;
- Cơ quan có chức năng, nhiệm vụ cung cấp thông tin về thi hành án hình sự có quyền từ chối yêu cầu cung cấp thông tin nếu có căn cứ cho rằng yêu cầu đó trái pháp luật, vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người, pháp nhân thương mại chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp;
- Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục, thẩm quyền cho phép thực hiện yêu cầu và phạm vi cung cấp thông tin về thi hành án hình sự trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
Nếu dữ liệu thi hành án hình sự điện tử và dữ liệu bằng giấy có sự sai lệch thì sao?
Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 59/2020/NĐ-CP quy định về lưu trữ dữ liệu thi hành án hình sự điện tử như sau:
Lưu trữ dữ liệu thi hành án hình sự điện tử
1. Dữ liệu thi hành án hình sự điện tử được xây dựng trên cơ sở số hóa hồ sơ chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp và tài liệu nghiệp vụ bằng giấy, có cấu trúc phù hợp với các tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào đảm bảo tính toàn vẹn, xác thực với hồ sơ, tài liệu nghiệp vụ và được lưu trữ lâu dài.
2. Trong trường hợp có sự sai lệch về nội dung giữa dữ liệu thi hành án hình sự điện tử và hồ sơ, tài liệu nghiệp vụ bằng giấy thì cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự phải tiến hành kiểm tra, xác minh để điều chỉnh cho phù hợp.
Trong trường hợp có sự sai lệch về nội dung giữa dữ liệu thi hành án hình sự điện tử và hồ sơ, tài liệu nghiệp vụ bằng giấy thì cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự phải tiến hành kiểm tra, xác minh để điều chỉnh cho phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình tiết kiệm tài nguyên là gì? Người nào tổ chức xây dựng tiêu chuẩn quy định về quy trình đánh giá công trình tiết kiệm tài nguyên?
- Hạn mức đầu tư tối đa của quỹ liên kết đơn vị vào nhóm công ty con có cùng một công ty mẹ là bao nhiêu?
- Khoản tiền đặt trước của người trúng đấu giá doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được xử lý ra sao?
- Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân được rút vốn khỏi công ty theo hình thức nào?
- Thủ tục quản lý và sử dụng vốn ODA như thế nào? Thời gian trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn ODA?