Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công gồm có các nội dung gì? Đối tượng nào được khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công?
Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công gồm có các nội dung gì?
Tại Điều 127 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm:
- Cơ sở dữ liệu về tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng;
- Cơ sở dữ liệu về tài sản công tại doanh nghiệp;
- Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
- Cơ sở dữ liệu về đất đai;
- Cơ sở dữ liệu về tài nguyên.
Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng được kết nối vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
Bên cạnh đó tại Điều này còn nêu về trách nhiệm của các cơ quan đối với cơ sở dữ liệu quốc gia như sau:
- Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm:
+ Hướng dẫn việc trao đổi thông tin về tài sản công do các Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng để kết nối vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công;
+ Quy định nội dung, cấu trúc, kiểu thông tin cơ sở dữ liệu về tài sản công để kết nối vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công;
+ Trực tiếp xây dựng cơ sở dữ liệu về tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản công tại doanh nghiệp, tài sản kết cấu hạ tầng;
- Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
- Cập nhật dữ liệu các loại tài sản công vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công;
- Trực tiếp xây dựng cơ sở dữ liệu về:
+ Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
+ Cơ sở dữ liệu về đất đai;
+ Cơ sở dữ liệu về tài nguyên.
Bảo đảm kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công gồm có các nội dung gì? Đối tượng nào được khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 114 Nghị định 151/2017/NĐ-CP như sau:
Khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công
...
2. Đối tượng được khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội, các tổ chức, cá nhân và đối tượng khác có nhu cầu liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công.
Tổ chức, cá nhân có nhu cầu về thông tin, dữ liệu tài sản công đề nghị cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu về tài sản công cung cấp phải thanh toán chi phí theo quy định của Bộ Tài chính, trừ trường hợp cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu cho các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội để sử dụng vào các mục đích quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 129 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và cung cấp thông tin khác phục vụ công tác quản lý nhà nước. Số tiền thu được từ việc cung cấp thông tin trong Cơ sở dữ liệu được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
...
Theo đó các đối tượng được khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công gồm:
Cơ quan nhà nước
- Đơn vị sự nghiệp công lập
- Đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân
- Cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam
- Tổ chức chính trị - xã hội
- Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp
- Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
- Tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội, các tổ chức, cá nhân
- Đối tượng khác có nhu cầu liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công. Tuy nhiên các đối tượng này khi muốn khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công phải thanh toán chi phí theo quy định của Bộ Tài chính.
Khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công thông qua các hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 114 Nghị định 151/2017/NĐ-CP thì khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công thông qua các hình thức sau:
- Kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công;
- Tra cứu thông tin về tài sản công được công khai trên Cổng (Trang) thông tin điện tử có nhiệm vụ công khai tài sản công;
- Theo văn bản yêu cầu được cơ quan, người có thẩm quyền chấp thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?