Cơ sở dữ liệu căn cước được chia sẻ thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia nào? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được thu thập từ nguồn nào?
Cơ sở dữ liệu căn cước được chia sẻ thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia nào?
Theo khoản 2 Điều 16 Luật Căn cước 2023 quy định về thu thập, cập nhật, điều chỉnh, quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước như sau:
Thu thập, cập nhật, điều chỉnh, quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước
...
2. Chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được quy định như sau:
a) Cơ sở dữ liệu căn cước được chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác do Bộ Công an quản lý để phục vụ công tác quản lý dân cư, quản lý căn cước và đấu tranh phòng, chống tội phạm;
b) Việc chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước với cơ sở dữ liệu khác ngoài cơ sở dữ liệu quy định tại điểm a khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ.
...
Như vậy, cơ sở dữ liệu căn cước được chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác do Bộ Công an quản lý để phục vụ công tác quản lý dân cư, quản lý căn cước và đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Cơ sở dữ liệu căn cước được chia sẻ thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia nào? (hình từ internet)
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được thu thập từ nguồn nào?
Theo Điều 16 Luật Căn cước 2023 quy định về thu thập, cập nhật, điều chỉnh, quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước như sau:
Thu thập, cập nhật, điều chỉnh, quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước
1. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được thu thập, cập nhật, điều chỉnh từ các nguồn sau đây:
a) Từ việc kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác;
b) Từ tàng thư căn cước; hồ sơ cấp, quản lý thẻ căn cước; hồ sơ cấp, quản lý giấy chứng nhận căn cước;
c) Từ cá nhân là chủ thể của thông tin, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
d) Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu căn cước.
Như vậy, thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được thu thập từ những nguồn sau:
- Từ việc kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác;
- Từ tàng thư căn cước; hồ sơ cấp, quản lý thẻ căn cước; hồ sơ cấp, quản lý giấy chứng nhận căn cước;
- Từ cá nhân là chủ thể của thông tin, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
- Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu căn cước.
Cơ sở dữ liệu căn cước chia sẻ thông tin với hệ thống thông tin khác cần đảm bảo yêu cầu gì?
Theo Điều 16 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định vê kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu căn cước như sau:
Kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu căn cước
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hệ thống thông tin chuyên ngành của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua mạng viễn thông, mạng máy tính, mạng chuyên dùng để phục vụ công tác quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Cơ quan, tổ chức không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này được kết nối với Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua nền tảng định danh và xác thực điện tử để phục vụ hoạt động xác thực điện tử, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số.
3. Việc kết nối, chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu căn cước với hệ thống thông tin khác được thực hiện trên cơ sở thống nhất bằng văn bản giữa Bộ Công an với cơ quan chủ quản hệ thống thông tin và để bảo đảm bảo mật, an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân khi kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin trong kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu căn cước;
b) Bảo đảm an toàn thông tin tối thiểu cấp độ 3 theo quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ khi kết nối chính thức.
…
Như vậy, việc chia sẻ thông tin giữa Cơ sở dữ liệu căn cước với hệ thống thông tin khác được thực hiện trên cơ sở thống nhất bằng văn bản giữa Bộ Công an với cơ quan chủ quản hệ thống thông tin và để bảo đảm bảo mật, an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân khi kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin trong kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu căn cước;
- Bảo đảm an toàn thông tin tối thiểu cấp độ 3 theo quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ khi kết nối chính thức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?