Các trường hợp nào được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định mới?
Các trường hợp nào được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định mới?
Tại Điều 17 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng, phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước
1. Các trường hợp được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước:
a) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để phục vụ công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
b) Cơ quan điều tra, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử;
c) Công an các đơn vị, địa phương để phục vụ yêu cầu phòng, chống tội phạm và các hoạt động nghiệp vụ khác của lực lượng Công an nhân dân;
d) Công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước;
đ) Tổ chức, cá nhân không thuộc quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản này được khai thác thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu căn cước để phục vụ hoạt động xác thực điện tử, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số khi được công dân đó đồng ý.
...
Như vậy, các trường hợp được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước:
- Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để phục vụ công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
- Cơ quan điều tra, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử;
- Công an các đơn vị, địa phương để phục vụ yêu cầu phòng, chống tội phạm và các hoạt động nghiệp vụ khác của lực lượng Công an nhân dân;
- Công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước;
- Tổ chức, cá nhân không thuộc quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản này được khai thác thông tin cá nhân trong Cơ sở dữ liệu căn cước để phục vụ hoạt động xác thực điện tử, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số khi được công dân đó đồng ý.
Các trường hợp nào được khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định mới? (hình từ internet)
Phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước là gì?
Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định phương thức khai thác thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước như sau:
- Cơ quan, tổ chức quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua việc kết nối, chia sẻ thông tin theo quy định tại Điều 16 Nghị định này trên nền tảng định danh và xác thực điện tử, ứng dụng định danh quốc gia hoặc văn bản yêu cầu khai thác thông tin;
- Cá nhân khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước bằng văn bản yêu cầu khai thác thông tin hoặc qua ứng dụng định danh quốc gia;
- Tổ chức quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước thông qua nền tảng định danh và xác thực điện tử hoặc văn bản yêu cầu khai thác thông tin;
- Cá nhân quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước bằng văn bản yêu cầu khai thác thông tin.
Ai có thẩm quyền cho phép khai thác thông tin của công dân?
Theo Điều 9 Nghị định 70/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền cho phép khai thác, cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có thẩm quyền cho phép cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức tín dụng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông, di động; tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử; tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên phạm vi toàn quốc theo phương thức quy định tại khoản 5 Điều 10 Luật Căn cước.
2. Giám đốc Công an cấp tỉnh có thẩm quyền khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cung cấp cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh; tổ chức hành nghề công chứng, thừa phát lại và tổ chức khác được giao thực hiện các dịch vụ công trên địa bàn quản lý khi có yêu cầu khai thác, cung cấp thông tin bằng văn bản.
3. Trưởng Công an cấp huyện có thẩm quyền khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cung cấp cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp huyện, cấp xã và tổ chức khác có trụ sở chính trên địa bàn quản lý quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định này khi có yêu cầu khai thác, cung cấp thông tin bằng văn bản.
4. Trưởng Công an cấp xã có thẩm quyền khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cung cấp cho cá nhân cư trú trên địa bàn quản lý quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 Nghị định này khi có yêu cầu khai thác, cung cấp thông tin bằng văn bản.
...
Như vậy, thẩm quyền cho phép khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm:
- Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an;
- Giám đốc Công an cấp tỉnh;
- Trưởng Công an cấp huyện;
- Trưởng Công an cấp xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?