Cơ sở đào tạo tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch phải cập nhật, bổ sung ngân hàng đề thi với tần suất như thế nào?
Cơ sở đào tạo tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch phải cập nhật, bổ sung ngân hàng đề thi với tần suất như thế nào?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL thì cơ sở đào tạo tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt nội dung ngân hàng đề thi nghiệp vụ điều hành du lịch và cập nhật, bổ sung 02 năm một lần ngân hàng đề thi.
Hay nói cách khác, cơ sở đào tạo tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch phải cập nhật, bổ sung ngân hàng đề thi với tần suất 02 năm một lần.
Ngoài ra, cơ sở đào tạo đáp ứng các tiêu chí sau được tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch:
- Là cơ sở giáo dục trình độ cao đẳng trở lên có chức năng đào tạo ngành, nghề, chuyên ngành quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL;
- Có đề án tổ chức thi bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: ngân hàng đề thi đáp ứng nội dung quy định tại Điều 4 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL và Điều 5a Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL; quy trình tổ chức; cơ sở vật chất kỹ thuật và hội đồng thi;
- Không vi phạm các quy định về tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch trong thời hạn 03 năm tính đến ngày cơ sở đào tạo tổ chức kỳ thi.
Cơ sở đào tạo tổ chức thi và cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch phải cập nhật, bổ sung ngân hàng đề thi với tần suất như thế nào? (Hình từ Internet)
Đề thi nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa gồm bao nhiêu bài thi theo quy định?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5a Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL thì cấu trúc, dung lượng đề thi nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa cụ thể như sau:
Đề thi nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa gồm 03 bài thi như sau:
1. Bài thi trắc nghiệm:
+ Thời gian làm bài: 75 phút;
+ Điểm đánh giá: tối đa 60 điểm;
+ Số lượng câu hỏi trắc nghiệm: 60 câu hỏi gồm tổ hợp
+ Lựa chọn ngẫu nhiên 15 câu hỏi về 05 nội dung trong nhóm kiến thức cơ sở ngành quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư này, mỗi nội dung gồm 03 câu hỏi
+ Và tổ hợp lựa chọn ngẫu nhiên 45 câu hỏi về 09 nội dung trong nhóm kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL, mỗi nội dung gồm 05 câu hỏi.
2. Bài thi tự luận:
+ Thời gian làm bài: 75 phút;
+ Điểm đánh giá: tối đa 40 điểm;
+ Số câu hỏi: ít nhất 02 câu hỏi, mỗi câu hỏi có thể có một hoặc nhiều ý, là tổ hợp lựa chọn ngẫu nhiên ít nhất 02 nội dung trong nhóm kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL, mỗi nội dung gồm 01 câu hỏi.
3. Bài thi thực hành:
+ Thời gian thực hành: 90 phút;
+ Tổng điểm đánh giá: tối đa 100 điểm;
+ Nội dung: thực hành nghiệp vụ điều hành chương trình du lịch và trả lời câu hỏi tình huống, cụ thể như sau:
- Thực hành nghiệp vụ điều hành chương trình du lịch nội địa trên máy tính và thuyết trình:
+ Thời gian thực hành trên máy tính và thuyết trình: 80 phút;
+ Điểm đánh giá: tối đa 70 điểm;
+ Chủ đề: xây dựng và định giá một chương trình du lịch theo tuyến cho đối tượng khách du lịch nội địa.
- Trả lời câu hỏi tình huống:
+ Thời gian chuẩn bị và trả lời: 10 phút;
+ Điểm đánh giá: tối đa 30 điểm;
+ Chủ đề: giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa.
Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL thì nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa gồm:
(i) Kiến thức cơ sở ngành: hệ thống chính trị Việt Nam; các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch; tổng quan du lịch; marketing du lịch; tâm lý khách du lịch và nghệ thuật giao tiếp;
(ii) Kiến thức chuyên ngành và nghiệp vụ điều hành du lịch:
+ Tổng quan về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành;
+ Thị trường du lịch và sản phẩm du lịch;
+ Thiết kế sản phẩm và tính giá chương trình du lịch;
+ Khu du lịch, điểm du lịch Việt Nam;
+ Nghiệp vụ điều hành du lịch; bán hàng và chăm sóc khách hàng; marketing và truyền thông;
+ Thủ tục vận chuyển hàng không nội địa;
+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phát triển doanh nghiệp;
(iii) Thực hành nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cán bộ, công chức cấp xã dôi dư nghỉ hưu trước tuổi có bị trừ tỷ lệ lương hưu không? Thời điểm hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi?
- Kiểm soát biên chế mới sau sáp nhập: Không vượt tổng số CBCCVC không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý hiện có?
- Công văn 10225/SNV-CCVC thực hiện chế độ thưởng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP TPHCM như thế nào?
- Xử lý ra sao khi người đứng đầu không được tái bố trí sau sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng mới nhất? Hồ sơ đề nghị cấp mới Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng?