Cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm phải công khai những nội dung nào trước khi thông báo tuyển sinh?
- Cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm phải công khai những nội dung nào trước khi thông báo tuyển sinh?
- Kết thúc khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm thì ai là người có thẩm quyền cấp chứng nhận hoàn thành chương trình?
- Sau khi cấp chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm thì cơ sở bồi dưỡng cần làm gì?
Cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm phải công khai những nội dung nào trước khi thông báo tuyển sinh?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 8 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên
...
3. Trước khi tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên khóa đầu tiên, cơ sở có nhu cầu tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên báo cáo Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đáp ứng quy định theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
4. Trước mỗi khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên, cơ sở bồi dưỡng báo cáo về Cục Quản lý chất lượng kế hoạch bồi dưỡng theo mẫu tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
5. Trước khi thông báo tuyển sinh, cơ sở bồi dưỡng phải công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở các nội dung cơ bản sau:
a) Kế hoạch tổ chức khóa bồi dưỡng; chương trình chi tiết và danh mục các tài liệu sử dụng bắt buộc cho chương trình bồi dưỡng; kinh phí người học phải đóng; quy chế hoặc quy định của lớp bồi dưỡng; quyền và nghĩa vụ của giảng viên, người hướng dẫn, người học và các tổ chức, cá nhân liên quan;
b) Thông tin về giảng viên, người hướng dẫn từng chuyên đề với các thông tin cơ bản về họ và tên, trình độ, kinh nghiệm công tác.
...
Theo đó, cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm phải công khai những nội dung trước khi thông báo tuyển sinh gồm:
- Kế hoạch tổ chức khóa bồi dưỡng; chương trình chi tiết và danh mục các tài liệu sử dụng bắt buộc cho chương trình bồi dưỡng; kinh phí người học phải đóng; quy chế hoặc quy định của lớp bồi dưỡng; quyền và nghĩa vụ của giảng viên, người hướng dẫn, người học và các tổ chức, cá nhân liên quan;
- Thông tin về giảng viên, người hướng dẫn từng chuyên đề với các thông tin cơ bản về họ và tên, trình độ, kinh nghiệm công tác.
Kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm (Hình từ Internet)
Kết thúc khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm thì ai là người có thẩm quyền cấp chứng nhận hoàn thành chương trình?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 8 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên
...
6. Kết thúc khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên, thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng cấp chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên cho người học đáp ứng quy định theo mẫu tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, kết thúc khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm thì thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng là người có thẩm quyền cấp chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên cho người học.
Sau khi cấp chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm thì cơ sở bồi dưỡng cần làm gì?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 8 Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên
...
7. Sau khi cấp chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên cho người học khóa bồi dưỡng, cơ sở bồi dưỡng gửi về Cục Quản lý chất lượng danh sách những người học và người được cấp chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên; đồng thời công khai danh sách những người được cấp chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên trên trang thông tin điện tử của cơ sở và cập nhật thông tin vào phần mềm quản lý hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
8. Hằng năm, cơ sở bồi dưỡng rà soát, cập nhật, bổ sung chương trình, tài liệu bồi dưỡng chi tiết, các văn bản nội bộ về hoạt động quản lý và các yêu cầu để thực hiện bồi dưỡng bảo đảm chất lượng.
Do đó, sau khi cấp chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm thì cơ sở bồi dưỡng gửi về Cục Quản lý chất lượng danh sách những người học và người được cấp chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên.
Đồng thời công khai danh sách những người được cấp chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên trên trang thông tin điện tử của cơ sở và cập nhật thông tin vào phần mềm quản lý hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
Lưu ý: Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 25/11/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?