Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm

Số hiệu: 14/2022/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Hoàng Minh Sơn
Ngày ban hành: 10/10/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Tiêu chuẩn kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm

Ngày 10/10/2022, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT quy định về kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm.

Trong đó, có quy định tiêu chuẩn của kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm như sau:

- Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, công tâm trong công việc.

- Có thái độ và phong cách làm việc chuyên nghiệp, khoa học, có trách nhiệm, hợp tác trong công việc; tuân thủ pháp luật.

- Có hiểu biết sâu, rộng và kinh nghiệm thực tiễn về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm; am hiểu chính sách, pháp luật về giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm;

Có khả năng độc lập, tự chủ đưa ra nhận xét, đánh giá và khuyến nghị về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Có từ 05 năm trở lên là giảng viên hoặc hoạt động trong lĩnh vực quản lý giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm.

- Có thể kiểm định viên còn hiệu lực.

Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 25/11/2022.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2022/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2022

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH VIÊN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;

Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định về kim định viên giáo dục đại học và cao đng sư phạm.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm (sau đây gọi tắt là kiểm định viên), bao gồm: tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm định viên; bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên; sát hạch, cấp và thu hồi thẻ kiểm định viên.

2. Thông tư này áp dụng đối với kiểm định viên tham gia hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục đại học, trường cao đng sư phạm hoặc chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, chương trình đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm; cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm, trường cao đẳng có đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng sư phạm (sau đây gọi là cơ sở đào tạo), tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

3. Thông tư này không áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân thuộc các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động ở Việt Nam.

Điều 2. Kiểm định viên

Kiểm định viên là người bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này, tham gia hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 3. Mục đích ban hành quy định về kiểm định viên

1. Làm căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý hoạt động của kiểm định viên; đ xã hội và các cơ quan, tổ chức có liên quan biết và giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên, công tác bồi dưỡng, đánh giá, tuyển dụng, sử dụng và quản lý kiểm định viên.

2. Làm cơ sở để nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm định viên, đáp ứng yêu cầu công tác bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm và yêu cầu của các bên liên quan.

3. Làm căn cứ để các cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên xây dựng, phát triển chương trình và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên.

4. Bảo đảm sự thống nhất, hiệu quả trong công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý kiểm định viên của các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; bảo đảm công bằng, khách quan trong việc sát hạch kiểm định viên; nâng cao tính chuyên nghiệp của kiểm định viên và chất lượng của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

5. Để kiểm định viên và người có nguyện vọng trở thành kiểm định viên chủ động, định hướng học tập, bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu hoạt động bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục.

Chương II

TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA KIỂM ĐỊNH VIÊN

Điều 4. Tiêu chuẩn của kiểm định viên

1. Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, công tâm trong công việc.

2. Có thái độ và phong cách làm việc chuyên nghiệp, khoa học; có trách nhiệm, hợp tác trong công việc; tuân thủ pháp luật.

3. Có hiểu biết sâu, rộng và kinh nghiệm thực tiễn về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm; am hiểu chính sách, pháp luật về giáo dục đại học, cao đng sư phạm; có khả năng độc lập, tự chủ đưa ra nhận xét, đánh giá và khuyến nghị về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

4. Có từ 05 năm trở lên là giảng viên hoặc hoạt động trong lĩnh vực quản lý giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm.

5. Có thẻ kiểm định viên còn hiệu lực.

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của kiểm định viên và những việc kiểm định viên không được làm

1. Nhiệm vụ, quyền hạn

a) Tham gia đoàn đánh giá ngoài, hội đồng kim định chất lượng giáo dục của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định;

b) Độc lập về quan điểm chuyên môn, trung thực, khách quan, công bằng công khai, minh bạch trong thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn;

c) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật có liên quan và theo quy định, thỏa thuận hợp pháp với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

2. Trách nhiệm

a) Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của kiểm định viên; tuân thủ quy định của pháp luật và các quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan khi thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục;

b) Trong thời gian mỗi 05 năm (60 tháng) sau ngày được cấp thẻ, phải tham gia ít nhất 02 (hai) đoàn đánh giá ngoài và 01 (một) khóa bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ kiểm định viên do cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này tổ chức hoặc 01 (một) khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ kiểm định viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức;

c) Thực hiện việc giải trình về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục với cơ quan quản lý nhà nước khi có yêu cầu.

3. Những việc kiểm định viên không được làm

a) Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên để thực hiện hành vi trái nguyên tắc của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nhằm trục lợi từ cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan;

b) Móc nối, quan hệ với cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để làm trái quy định pháp luật trong việc thương thảo, ký kết hợp đồng tư vấn kiểm định chất lượng giáo dục, ảnh hưởng đến lợi ích công cộng, lợi ích hp pháp của tổ chức, cá nhân;

c) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ cơ sở giáo dục và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan ngoài khoản thù lao, chi phí đã thỏa thuận theo hợp đồng đã ký kết và theo quy định pháp luật;

d) Xúc phạm danh dự hoặc hạ thấp uy tín của đồng nghiệp; lợi dụng ảnh hưởng của mình để can thiệp trái quy định vào hoạt động của đồng nghiệp;

đ) Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Các trường hợp kiểm định viên không được tham gia thành viên đoàn đánh giá ngoài, hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục

1. Kiểm định viên không được tham gia thành viên đoàn đánh giá ngoài, hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục khi:

a) Đang làm việc cho tổ chức hoặc cá nhân đầu tư của cơ sở đào tạo đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục;

b) Có vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh ruột, chị ruột, em ruột; cha, mẹ, anh ruột, chị ruột, em ruột của vợ hoặc chồng; người giám hộ; người được giám hộ (gọi chung là người thân) đang làm việc hoặc học tập tại cơ sở đào tạo đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục;

c) Đã hoặc đang là người học, người làm việc ở cơ sở đào tạo đăng ký kim định chất lượng giáo dục;

d) Trong thời gian 24 tháng liền kề trước thời điểm quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài đã thực hiện tư vấn tự đánh giá cho cơ sở đào tạo đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục.

2. Kiểm định viên không được tham gia thành viên đoàn đánh giá ngoài, hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục khi có liên quan đến phản ánh, kiến nghị đang trong thời gian được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định.

Chương III

BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH VIÊN

Điều 7. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên

1. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên gồm: mục tiêu, chun đầu ra về kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và trách nhiệm của người học sau khi hoàn thành khóa học; nội dung, thời lượng, phương pháp, hình thức bồi dưỡng, đánh giá và bảo lưu kết quả học tập.

2. Căn cứ khung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên được quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này, cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên (sau đây gọi tắt là cơ sở bồi dưỡng) xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình bồi dưỡng chi tiết; tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn, thẩm định và ban hành tài liệu sử dụng bắt buộc cho chương trình bồi dưỡng và tài liệu bồi dưỡng thường xuyên.

Điều 8. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên

1. Người được bồi dưỡng phải có bằng tốt nghiệp thạc sĩ hoặc tương đương trở lên.

2. Cơ sở bồi dưỡng bao gồm: đại học, học viện, trường đại học, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước được thành lập và cấp phép hoạt động giáo dục đáp ng yêu cầu tối thiểu sau đây để bảo đảm chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên:

a) Cơ sở vật chất, chương trình và tài liệu bồi dưỡng: bảo đảm nguồn lực về cơ sở vật chất, thiết bị (phòng học, học liệu, trang thông tin điện tử và các điều kiện liên quan khác); trang thông tin điện tử của cơ sở bồi dưỡng có khả năng hỗ trợ tương tác trực tuyến giữa người học với nhau và giữa người học với người dạy, có các thông tin công khai các nội dung theo quy định tại khoản 5 Điều này; với cơ sở bồi dưỡng không phải là tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thì phải có sự phối hợp với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để tổ chức kiến tập, thực tập thực tế về nghiệp vụ đánh giá ngoài tại cơ sở đào tạo cho người học; có chương trình và tài liệu để thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này;

b) Đội ngũ giảng dạy: có ít nhất 10 (mười) người trong danh sách tham gia giảng dạy các khóa bồi dưỡng, trong đó có ít nhất 03 (ba) giảng viên là viên chức được tuyển dụng, sử dụng và quản lý theo quy định của pháp luật về viên chức hoặc người lao động đã được ký hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật Lao động (đối với đại học, học viện, trường đại học) hoặc có ít nhất 03 (ba) kiểm định viên đã được ký hợp đồng không xác định thời hạn theo Bộ luật Lao động (đối với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục); là người có thẻ kiểm định viên, có ít nhất 10 năm kinh nghiệm về quản lý giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm hoặc có ít nhất 05 (năm) lần tham gia với vai trò trưởng đoàn hoặc thư ký đoàn đánh giá ngoài hoặc người đã, đang công tác ở cơ quan quản lý nhà nước tham gia chỉ đạo, trực tiếp soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục;

c) Tổ chức, quản lý: có 01 (một) lãnh đạo cơ sở bồi dưỡng phụ trách công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên; có 01 (một) đơn vị thuộc hoặc trực thuộc cơ sở bồi dưỡng được phân công nhiệm vụ đầu mối thực hiện tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên; cơ sở bồi dưỡng có các văn bản nội bộ được ban hành để tổ chức, thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên.

3. Trước khi tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên khóa đầu tiên, cơ sở có nhu cầu tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên báo cáo Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đáp ứng quy định theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

4. Trước mỗi khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kim định viên, cơ sở bồi dưỡng báo cáo về Cục Quản lý chất lượng kế hoạch bồi dưỡng theo mẫu tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này.

5. Trước khi thông báo tuyển sinh, cơ sở bồi dưỡng phải công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở các nội dung cơ bản sau:

a) Kế hoạch tổ chức khóa bồi dưỡng; chương trình chi tiết và danh mục các tài liệu sử dụng bắt buộc cho chương trình bồi dưỡng; kinh phí người học phải đóng; quy chế hoặc quy định của lớp bồi dưỡng; quyền và nghĩa vụ của giảng viên, người hướng dẫn, người học và các tổ chức, cá nhân liên quan;

b) Thông tin về giảng viên, người hướng dẫn từng chuyên đề với các thông tin cơ bản về họ và tên, trình độ, kinh nghiệm công tác.

6. Kết thúc khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên, thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng cấp chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên cho người học đáp ứng quy định theo mẫu tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.

7. Sau khi cấp chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên cho người học khóa bồi dưỡng, cơ sở bồi dưỡng gửi về Cục Quản lý chất lượng danh sách những người học và người được cấp chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên; đồng thời công khai danh sách những người được cấp chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên trên trang thông tin điện tử của cơ sở và cập nhật thông tin vào phần mềm quản lý hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học.

8. Hằng năm, cơ sở bồi dưỡng rà soát, cập nhật, bổ sung chương trình, tài liệu bồi dưỡng chi tiết, các văn bản nội bộ về hoạt động quản lý và các yêu cầu để thực hiện bồi dưỡng bảo đảm chất lượng.

Chương IV

SÁT HẠCH, CẤP VÀ THU HỒI THẺ KIỂM ĐỊNH VIÊN

Mục 1. SÁT HẠCH KIỂM ĐỊNH VIÊN

Điều 9. Đơn vị tổ chức sát hạch

1. Cục Quản lý chất lượng là đơn vị chủ trì xây dựng kế hoạch, quy định về tổ chức sát hạch kiểm định viên trình lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ban hành; phối hợp với các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong và ngoài Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sát hạch kiểm định viên.

2. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng ban hành quyết định giao nhiệm vụ cho 01 (một) đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục Quản lý chất lượng thực hiện các việc: chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị và các điều kiện khác có liên quan để tổ chức sát hạch kiểm định viên; tiếp nhận hồ sơ đăng ký sát hạch kiểm định viên.

Điều 10. Nội dung, hình thức sát hạch

1. Nội dung sát hạch

a) Phần lý thuyết: tổng quan về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục; hệ thng bo đảm chất lượng cơ sở giáo dục; hệ thng bo đảm chất lượng và vận hành chương trình đào tạo; tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo; quy định về kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm;

b) Phần thực hành: vận dụng các kiến thức, kỹ năng cơ bản trong kiểm định cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo vào làm bài tập tình huống.

2. Hình thức sát hạch

a) Thí sinh thực hiện việc sát hạch qua 02 (hai) bài thi, gồm bài thi lý thuyết theo hình thức trc nghiệm với thời gian làm bài là 60 phút và bài thi thực hành với thời gian làm bài là 120 phút;

b) Mỗi đề thi có đáp án, thang điểm chi tiết phục vụ cho việc chấm bài; tổng điểm của mỗi bài thi là 100 (một trăm) điểm (tính theo thang điểm 100);

c) Thí sinh đạt từ 80 (tám mươi) điểm trở lên ở bài thi lý thuyết và đạt từ 70 (bảy mươi) điểm trở lên ở bài thi thực hành được Hội đồng sát hạch kiểm định viên xem xét xác định đạt yêu cầu.

Điều 11. Đăng ký tham dự sát hạch

1. Người có từ 05 năm (60 tháng) trở lên là giảng viên hoặc làm công tác quản lý giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm; am hiểu chính sách, pháp luật về giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm; đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được đăng ký tham dự sát hạch kim định viên.

2. Hồ sơ của người đăng ký tham dự sát hạch kiểm định viên được gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo hướng dẫn tại thông báo tổ chức sát hạch kiểm định viên, gồm có:

a) Sơ yếu lý lịch theo mẫu tại Phụ lục V kèm theo Thông tư này;

b) Chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên; văn bằng và các giấy tờ liên quan đến thời gian giảng dạy, làm công tác quản lý giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm của người đăng ký tham dự sát hạch.

Điều 12. Quy trình sát hạch

1. Bước 1. Cục Quản lý chất lượng thông báo về việc tổ chức sát hạch kiểm định viên trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Bước 2. Chun bị cho việc tổ chức sát hạch kiểm định viên

a) Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng ban hành quyết định thành lập Hội đồng sát hạch kiểm định viên. Hội đồng sát hạch kiểm định viên được sử dụng con dấu của Cục Quản lý chất lượng để thực hiện nhiệm vụ;

b) Chủ tịch Hội đồng sát hạch kiểm định viên quyết định thành lập các ban chuyên môn và bộ phận giúp việc (Ban Thư ký, Ban Đ thi, Ban Coi thi, Ban Chấm thi, Ban Phúc khảo và bộ phận giúp việc khác nếu cần thiết);

c) Hội đồng sát hạch kiểm định viên xét và công bố danh sách người đủ điều kiện, người không đủ điều kiện dự sát hạch trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Bước 3. Tổ chức sát hạch kiểm định viên

a) Hội đồng sát hạch kiểm định viên tổ chức sát hạch theo nội dung và hình thức được quy định tại Điều 10 của Thông tư này;

b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày thi xong bài thi cuối, Hội đồng sát hạch kiểm định viên công bố kết quả đối với nhng người đạt yêu cầu trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả sát hạch kiểm định viên, nếu có nhu cầu, thí sinh gửi đơn đề nghị phúc khảo bài thi về Cục Quản lý chất lượng; Hội đồng sát hạch kiểm định viên tổ chức chấm phúc khảo và công bố kết quả trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo.

4. Bước 4. Công nhận kết quả

a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày công bố kết quả chấm phúc khảo, Hội đồng sát hạch kiểm định viên lập danh sách các thí sinh đạt yêu cầu trong kỳ sát hạch kiểm định viên theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 10 của Thông tư này và đề nghị Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng ra quyết định công nhận kết quả thí sinh đạt yêu cầu trong kỳ sát hạch kiểm định viên;

b) Kết quả bài thi sát hạch kiểm định viên không được bảo lưu cho kỳ sau.

Mục 2. CẤP VÀ THU HỒI THẺ KIỂM ĐỊNH VIÊN

Điều 13. Thẩm quyền cấp thẻ, thu hồi thẻ kiểm định viên

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng có thẩm quyền cấp thẻ và thu hồi thẻ kiểm định viên.

Điều 14. Cấp thẻ kiểm định viên

1. Thẻ kiểm định viên được cấp cho người có trong quyết định công nhận kết quả thí sinh đạt yêu cầu trong kỳ sát hạch kiểm định viên theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 12 của Thông tư này.

2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định công nhận kết quả thí sinh đạt yêu cầu trong kỳ sát hạch kiểm định viên, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cấp thẻ kiểm định viên theo mẫu tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này.

3. Danh sách người được cấp thẻ kiểm định viên được công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời cập nhật vào phần mềm quản lý hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học.

Điều 15. Cấp lại thẻ kiểm định viên

1. Các trường hợp được cấp lại thẻ: khi thẻ bị hư hỏng hoặc bị mất.

2. Thủ tục, hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ

a) Kiểm định viên có nhu cầu cấp lại thẻ gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích về Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nộp trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Hồ sơ gồm đơn đề nghị của kiểm định viên nêu lý do đề nghị cấp lại theo mẫu tại Phụ lục VII kèm theo Thông tư này; thẻ kiểm định viên (trong trường hợp thẻ bị hư hỏng);

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cấp lại thẻ hoặc thông báo bằng văn bản trong trường hợp không cấp lại thẻ và nêu rõ lý do.

Điều 16. Thu hồi thẻ kiểm định viên

1. Thẻ kiểm định viên bị thu hồi khi người được cấp thẻ không đáp ứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.

2. Thẻ kiểm định viên bị thu hồi khi người được cấp thẻ vi phạm một trong các trường hợp sau:

a) Có hành vi gian dối để đạt yêu cầu trong kỳ sát hạch kiểm định viên;

b) Cố ý đưa ra kết quả kiểm định chất lượng giáo dục không trung thực;

c) Vi phạm một trong những quy định tại khoản 3 Điều 5 của Thông tư này về những việc kiểm định viên không được làm;

d) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Trách nhiệm của Cục Quản lý chất lượng

1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với việc bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên và các công việc liên quan đến kiểm định viên.

2. Thực hiện việc sát hạch kiểm định viên, cấp thẻ và thu hồi thẻ kiểm định viên theo quy định tại Thông tư này. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sát hạch và kết quả sát hạch kiểm định viên.

3. Tổ chức bảo quản, lưu trữ an toàn hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác sát hạch kiểm định viên theo quy định hiện hành.

4. Thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của kiểm định viên; khi phát hiện có du hiệu vi phạm phải báo cáo lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đ tiến hành thanh tra, xử lý vi phạm theo quy định.

5. Công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo danh sách người được cấp thẻ kiểm định viên và danh sách kiểm định viên đáp ứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.

6. Chủ trì sử dụng, khai thác phần mềm quản lý hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học.

Điều 18. Trách nhiệm của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

1. Quản lý kiểm định viên và kết quả đánh giá của các kiểm định viên do tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tuyển dụng, sử dụng theo phạm vi của hợp đồng. Hồ sơ quản lý đối với từng kiểm định viên gồm: sơ yếu lý lịch; bản sao văn bằng, chứng chỉ liên quan; các hợp đồng liên quan.

2. Xây dựng, ban hành văn bản quy định nội bộ để thực hiện đánh giá kiểm định viên trong việc đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 4 của Thông tư này và việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của kiểm định viên, nhng việc kiểm định viên không được làm quy định tại khoản 3 Điều 5 của Thông tư này sau mỗi lần kiểm định viên tham gia đoàn đánh giá ngoài với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.

3. Tổ chức các khóa bồi dưỡng, nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho kiểm định viên đăng ký làm việc tại tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đ kim định viên bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao theo từng vị trí trong đoàn đánh giá ngoài.

4. Giải quyết phản ánh, kiến nghị của công dân đối với kiểm định viên khi kiểm định viên có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và những việc kiểm định viên không được làm; báo cáo kết quả giải quyết và đề xuất với Cục Qun lý chất lượng về phương án xử lý theo quy định.

Điều 19. Trách nhiệm của cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên

1. Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có) và cơ quan có thẩm quyền về việc thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên theo quy định tại Chương III của Thông tư này.

2. Thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên tại địa điểm mà cơ sở đã báo cáo Cục Quản lý chất lượng theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 8 của Thông tư này. Công khai đầy đủ các thông tin liên quan đến việc bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên trên trang thông tin điện tử của cơ sở.

3. Thực hiện bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ cho những người đã có chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên để có thể trở thành kiểm định viên.

4. Lưu trữ hồ sơ bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên theo quy định.

5. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, cơ sở bồi dưỡng gửi báo cáo đánh giá kết quả bi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên thực hiện trong năm, kế hoạch triển khai bồi dưỡng cho năm tiếp theo và các đề xuất, kiến nghị theo mẫu tại Phụ lục VIII kèm theo Thông tư này về Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 20. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo

1. Cử giảng viên, người làm công tác quản lý tham gia khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên để triển khai thực hiện hiệu quả hoạt động bảo đảm chất lượng tại đơn vị.

2. Phản ánh về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của kiểm định viên và việc thực hiện quy định những việc kiểm định viên không được làm quy định tại Điều 5 của Thông tư này trên phần mềm quản lý hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học để Bộ Giáo dục và Đào tạo có thông tin phục vụ cho công tác quản lý.

Điều 21. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với người đang theo học chương trình đào tạo kiểm định viên theo quy định tại Thông tư số 18/2013/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp (Thông tư số 18/2013/TT-BGDĐT), tuyển sinh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được hoàn thành khóa học; đồng thời được sử dụng chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo kiểm định viên được cấp để thay cho chứng nhận quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 khi đăng ký tham dự sát hạch kiểm định viên theo quy định tại Thông tư này.

2. Đối với người đã có chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo kiểm định viên theo quy định tại Thông tư số 18/2013/TT-BGDĐT thì tiếp tục được sử dụng chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo kiểm định viên được cấp đ thay cho chứng nhận quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 khi đăng ký tham dự sát hạch kiểm định viên theo quy định tại Thông tư này.

3. Đối với thẻ kiểm định viên đã được cấp hoặc được cấp lại theo quy định tại Thông tư số 60/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục (Thông tư số 60/2012/TT-BGDĐT) còn giá trị sử dụng thì thẻ kiểm định viên đó có giá trị sử dụng như thẻ kiểm định viên được quy định tại Thông tư này.

4. Đối với Giám đốc, Phó Giám đốc và các thành viên hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đang tham gia hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục thì tiêu chuẩn kiểm định viên được tiếp tục áp dụng theo quy định tại Điều 4 của Quy định về kim định viên kim định chất lượng giáo dục ban hành kèm theo Thông tư số 60/2012/TT-BGDĐT trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 22. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 11 năm 2022.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 18/2013/TT-BGDĐT ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình đào tạo kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp và bãi bỏ các quy định áp dụng đối với kiểm định viên trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học tại Thông tư số 60/2012/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về kim định viên kiểm định chất lượng giáo dục.

3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc đại học quốc gia, đại học vùng, học viện; Hiệu trưởng trường đại học; Hiệu trưởng trường cao đẳng có đào tạo giáo viên; Giám đốc các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Ủy ban VHGD của Quốc hội;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Kiểm toán Nhà nước;

- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Như Điều 22;
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Cục QLCL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hoàng Minh Sơn

PHỤ LỤC I

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH VIÊN
(Kèm theo Thông tư số 14/2022/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH BI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIM ĐỊNH VIÊN

I. MỤC TIÊU

1. Khung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên xác định chuẩn đầu ra và các nội dung chính về bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và cao đng sư phạm.

2. Cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên căn cứ khung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên để xây dựng chương trình bồi dưỡng kiểm định viên đáp ứng chuẩn đầu ra.

II. CHUẨN ĐẦU RA

Sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên, người học đạt được chuẩn đầu ra cụ thể như sau:

1. Về kiến thức

Áp dụng được kiến thức lý thuyết và thực tế về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục trong nước, khu vực và quốc tế trong nghiệp vụ kiểm định chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm.

2. Về kỹ năng

a) Nghiên cứu và thẩm định được hồ sơ tự đánh giá; lập kế hoạch đánh giá; thực hiện các hoạt động đánh giá; thu thập, phân tích dữ liệu và đánh giá thông tin; xây dựng báo cáo đánh giá ngoài;

b) Thiết kế và triển khai hoạt động bảo đảm chất lượng;

c) Xác định và giải quyết vấn đề; tư duy phản biện và độc lập, tự chủ trong công việc chuyên môn;

d) Giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả với thành viên trong đoàn đánh giá ngoài và các bên liên quan;

đ) Quản lý thời gian và áp dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

3. Về tự chủ, tự chịu trách nhiệm

a) Xác định được tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên trong hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm;

b) Xác định được rõ trách nhiệm đạo đức và nghề nghiệp trong các tình huống công việc chuyên môn nhằm đưa ra các đánh giá chính xác, khách quan, các khuyến nghị phù hợp có xem xét đến bối cảnh của cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo.

III. NỘI DUNG VÀ THỜI LƯỢNG BỒI DƯỠNG

1. Khung nội dung và thời lượng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên

TT

Khung nội dung bồi dưỡng

Thời lượng (số đơn vị tín chỉ) (*)

Tng s

thuyết

Thực hành, thảo luận, bài tập/ kiến tập, thực tập

1

Phần I. Tổng quan về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục

3

2

1

2

Phần II. Hệ thống bảo đảm chất lượng cơ sở giáo dục; tự đánh giá và đánh giá ngoài cơ sở giáo dục

3

1

2

3

Phần III. Hệ thống bảo đảm chất lượng và vận hành chương trình đào tạo; tự đánh giá và đánh giá ngoài chương trình đào tạo

3

1

2

4

Phần IV. Kiến tập, thực tập

1

0

1

Tổng

10

4

6

(*) Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá; đối với hoạt động dạy học trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện ti thiểu 15 giờ giảng hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận trong đó một giờ trên lớp được tính bằng 50 phút.

Khi xây dựng chương trình chi tiết, cơ sở bồi dưỡng có thể điều chỉnh s giờ cho phù hợp với yêu cầu thực tế nhưng không thấp hơn mức tối thiểu.

2. Những lưu ý đối với giờ thực hành, thảo luận, bài tập/kiến tập, thực tập

a) Thực hành tự đánh giá, đánh giá ngoài cơ sở giáo dục/chương trình đào tạo: Viết phiếu phân tích tiêu chí, tìm thông tin, minh chứng; viết phiếu đánh giá tiêu chí; viết báo cáo tự đánh giá; viết báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ tự đánh giá của thành viên đoàn đánh giá ngoài; viết báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ tự đánh giá của đoàn đánh giá ngoài; vận dụng các kỹ năng đánh giá, đóng vai thành viên đoàn đánh giá ngoài tiến hành khảo sát chính thức tại cơ sở đào tạo; viết báo cáo đánh giá ngoài;

b) Kiến tập, thực tập: gồm có nội dung về kiến tập, thực tập một số nội dung cơ bản về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng cơ sở đào tạo và chương trình đào tạo; tham gia khảo sát chính thức trực tiếp tại cơ sở đào tạo.

IV. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG, ĐÁNH GIÁ VÀ BẢO LƯU KẾT QUẢ HỌC TẬP

1. Phương pháp, hình thức bồi dưỡng

a) Phương pháp bồi dưỡng chủ yếu tập trung vào cung cấp thông tin; hướng dẫn, thảo luận, làm bài tập, xử lý tình huống, tham khảo các tài liệu học tập kết hợp với thực hành, kiến tập, thực tập để hình thành năng lực nghiệp vụ cho người học;

b) Hình thức bồi dưỡng cần linh hoạt, tổ chức học theo hình thức học trực tiếp trên lớp tại cơ sở bồi dưỡng hoặc tại cơ sở đào tạo khi kiến tập, thực tập kết hợp học trực tuyến; có thể tổ chức bồi dưỡng tập trung một đợt hay nhiều đợt, bảo đảm thời lượng được quy định cho từng nội dung và phải hoàn thành chương trình bồi dưỡng trong thời gian không quá 04 tháng; thời lượng bồi dưỡng mỗi ngày không quá 08 giờ.

2. Đánh giá kết quả học tập

a) Kết thúc mỗi phần trong chương trình, tài liệu do cơ sở bồi dưỡng xây dựng theo khung chương trình quy định tại Phụ lục này sẽ có một bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo chuẩn đầu ra của phần đó. Nội dung, hình thức, thời gian kiểm tra do thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng quyết định và phải được công bố trước khi thực hiện khóa bồi dưỡng;

b) Quá trình kiểm tra, đánh giá do cơ sở bồi dưỡng thiết kế nhằm đánh giá được mức độ đạt được chuẩn đầu ra tối thiểu của khung chương trình quy định tại Phụ lục này;

c) Người học tham dự ít nhất 80% thời gian lên lớp về lý thuyết, thực hiện đầy đủ các bài thực hành, kiến tập, thực tập, chấp hành đúng các quy định của cơ sở bồi dưỡng thì được tham dự bài kiểm tra theo mỗi phần;

d) Người học có điểm kiểm tra của tất cả các phần trong chương trình bồi dưỡng đạt yêu cầu và có giấy xác nhận của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục về việc đã tham gia kiến tập, thực tập theo quy định sẽ được thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng xem xét, công nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng.

3. Bảo lưu kết quả học tập

a) Người học không thuộc diện bị buộc thôi học, chưa đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình thì được bảo lưu điểm kiểm tra đã đạt yêu cầu. Điểm kiểm tra có giá trị trong cùng một cơ sở bồi dưỡng và có giá trị để xét bảo lưu trong thời gian không quá 02 năm tính từ ngày công bố điểm kiểm tra chuyên đề;

b) Thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng quy định cụ thể và tổ chức thực hiện việc bảo lưu kết quả học tập của người học./.

PHỤ LỤC II

MẪU BÁO CÁO VIỆC ĐÁP ỨNG QUY ĐỊNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH VIÊN
(Kèm theo Thông tư số 14/2022/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ
TRỰC TIẾP
TÊN CƠ SỞ BI DƯỠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:       /BC-…….

Địa danh, ngày …. tháng …. năm 20….

BÁO CÁO

Việc đáp ứng quy định bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên

Thực hiện quy định tại Thông tư số /2022/TT-BGDĐT ngày ... tháng ... năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm; ...1 báo cáo việc đáp ứng quy định trước khi thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên khóa đầu tiên như sau:

1. Về cơ s vật chất, chương trình và tài liệu bồi dưỡng

a) Địa điểm, phòng học: ...

b) Các thiết bị, học liệu phục vụ hoạt động dạy và học:...

c) Địa chỉ trang thông tin điện tử của cơ sở bồi dưỡng có công khai các thông tin về bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên theo quy định: ...

d) Tên cơ sở đào tạo học viên đến thực tập, kiến tập: ...

đ) Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên chi tiết2: ...

e) Các điều kiện liên quan khác (nếu có): ...

2. Về giảng viên3

TT

Họ và tên

Năm sinh

S thẻ KĐV

Điện thoại

Email

Số văn bản QPPL về KĐCLGD đã tham gia soạn thảo

Thời gian làm quản GDĐH/CĐSP

S lần đã tham gia trưởng đoàn/thư ký ĐGN

Nội dung giảng dạy

1

024

2

3. Tổ chức, quản lý5

4. Phương pháp, hình thức bồi dưỡng, đánh giá kết quả6: ...

5. Dự kiến số lớp bồi dưỡng, số lượng học viên

a) Số lớp bồi dưỡng: ...

b) Số học viên của mỗi lớp bồi dưỡng: ...

Đánh giá việc đáp ứng quy định trước khi thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên khóa đầu tiên, …7 nhận thấy đã bảo đảm theo quy định.

...8 trân trọng báo cáo./.


Nơi nhận:
- Cục QLCL-B GDĐT (để b/c);
- ……………..;
- Lưu: VT, ….

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký s của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên

___________________

1 Tên cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên

2 Báo cáo nội dung, kết quả thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Thông tư số .../2022/TT-BGDĐT

3 Lập bảng ngang

4 Số văn bản QPPL về KĐCLGD đã tham gia soạn thảo (ví dụ: 02); ghi ở footnote số hiệu các văn bản đã tham gia (ví dụ: (1) Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ; (2) Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT)

5 Báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Thông tư số .../2022/TT-BGDĐT.

6 Báo cáo theo quy định tại Mục IV của Phụ lục I kèm theo Thông tư số .../2022/TT-BGDĐT.

7 Tên cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên

8 Tên cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên

PHỤ LỤC III

MẪU BÁO CÁO VỀ KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH VIÊN
(Kèm theo Thông tư số 14/2022/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ
TRỰC TIẾP
TÊN CƠ SỞ BI DƯỠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:       /BC-…….

Địa danh, ngày …. tháng …. năm 20….

BÁO CÁO

Về kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên Khóa ...

Thực hiện quy định tại Thông tư số .../2022/TT-BGDĐT ngày ... tháng ... năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm; ...1 báo cáo về kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên Khóa ... như sau:

1. Về cơ sở vật chất, chương trình và tài liệu bồi dưỡng

a) Địa điểm, phòng học: ...

b) Các thiết bị, học liệu phục vụ hoạt động dạy và học: ...

c) Địa chỉ trang thông tin điện tử của cơ sở bồi dưỡng có công khai các thông tin về bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên theo quy định: ...

d) Tên cơ sở đào tạo học viên đến thực tập, kiến tập: ...

đ) Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên chi tiết2: ...

e) Các điều kiện liên quan khác (nếu có): ...

2. Về giảng viên3

TT

Họ và tên

Năm sinh

Số thẻ KĐV

Điện thoại

Email

Số văn bản QPPL về KĐCLGD đã tham gia soạn thảo

Thời gian làm quản lý GDĐH/ CĐSP

Slần đã tham gia trưởng đoàn/thư ký ĐGN

Nội dung giảng dạy

1

024

2

3. Tổ chức, quản lý5

4. Phương pháp, hình thức bồi dưỡng, đánh giá kết quả6: ...

5. Số lớp bồi dưỡng, số lượng học viên

a) Số lớp bồi dưỡng: ...

b) Số học viên của mỗi lớp bồi dưỡng: ...

7 trân trọng báo cáo./.


Nơi nhận:
- Cục QLCL-B GDĐT (để b/c);
- ……………..;
- Lưu: VT, ….

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký s của cơ quan, tổ chức)
Họ và tên

___________________

1 Tên cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên

2 Báo cáo nội dung, kết quả thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Thông tư số .../2022/TT-BGDĐT

3 Lập bảng ngang

4 Số văn bản QPPL về KĐCLGD đã tham gia soạn thảo (ví dụ: 02); Ghi ở footnote số hiệu các văn bản đã tham gia (ví dụ: (1) Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ; (2) Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT)

5 Báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Thông tư số .../2022/TT-BGDĐT.

6 Báo cáo theo quy định tại Mục IV của Phụ lục I kèm theo Thông tư số .../2022/TT-BGDĐT.

7 Tên cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên

PHỤ LỤC IV

MẪU CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH VIÊN
(Kèm theo Thông tư số 14/2022/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

(1) Ghi họ và tên của người được cấp chứng nhận theo giấy khai sinh (viết chữ in hoa có dấu).

(2) Ghi ngày tháng năm sinh theo giấy khai sinh. Nếu ngày sinh từ ngày 1 đến ngày 9, tháng sinh là tháng 1, tháng 2 thì ghi thêm số 0 phía trước; ghi năm sinh đy đủ 04 chữ s (Ví dụ: 07/02/1981).

(3) Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo giấy khai sinh.

(4) Ghi “Nam” hoặc “Nữ” theo giấy khai sinh.

(5) Ghi tên cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên.

(6) Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kim định viên đặt trụ sở chính.

(7) Ghi ngày tháng năm cấp chứng nhận.

(8) Thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kim định viên ký, ghi rõ họ tên và đóng du theo quy định.

(9) Cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên ghi vào sổ gốc cấp chứng nhận.

PHỤ LỤC V

MẪU SƠ YẾU LÝ LỊCH CỦA NGƯỜI THAM DỰ SÁT HẠCH KIỂM ĐỊNH VIÊN
(Kèm theo Thông tư số 14/2022/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

SƠ YẾU LÝ LỊCH

I. THÔNG TIN CHUNG

Ảnh màu (3x4 cm)

1. Họ và tên (viết chữ in hoa có dấu): …………………………………………..

2. Sinh ngày: ... tháng ... năm ...

3. Giới tính (nam, nữ): …………………………………………………………..

4. Quê quán: ……………………………………………………………………..

5. Số căn cước công dân (chứng minh nhân dân): ... ngày cấp:..., nơi cấp:...

6. Chỗ ở hiện nay: ……………………………………………….

7. Đơn vị công tác: ……………………………………………….

8. Chức vụ: ……………………………………………….

9. Chức danh, trình độ: ……………………………………………….

10. Địa chỉ đơn vị công tác hiện nay: ……………………………………………….

11. Điện thoại liên lạc: ……………………………………………….

12. Email: ……………………………………………….

II. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ CÔNG TÁC

1. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:...

2. Chuyên ngành đào tạo đại học: ...

3. Chuyên ngành đào tạo sau đại học: ...

4. Lĩnh vực, sở trường công tác: ...

5. Khen thưởng: ...

6. Kỷ luật: ...

7. Tình trạng sức khỏe: ...

8. Các khóa đào tạo, bồi dưỡng về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đã tham gia:

TT

Tên khoá đào tạo, bồi dưỡng

Thời gian đào tạo, bồi dưỡng

Đơn vị đào tạo, bồi dưỡng

Văn bằng, chng chỉ, chứng nhận được cấp

Từ

Đến

1.

2.

9. Hoạt động bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đã tham gia: ...

10. Quá trình công tác:

TT

Nội dung và nơi làm việc

Thời gian

Ghi chú

Từ

Đến

1.

2.

11. Tổng thời gian làm việc trong ngành giáo dục: ... năm.

12. Thời gian là giảng viên cơ sở giáo dục đại học hoặc cao đẳng sư phạm: ... năm.

13. Thời gian làm cán bộ quản lý trong lĩnh vực giáo dục đại học hoặc cao đẳng sư phạm: ... năm.

Tôi xin cam đoan những nội dung trên là đúng sự thực, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm./.

Xác nhận
(Chữ ký, đóng dấu của thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi làm việc hoặc của chính quyền địa phương nơi cư trú)

..., ngày...tháng...năm...
Người khai
(Ký, ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC VI

MẪU THẺ KIỂM ĐỊNH VIÊN
(Kèm theo Thông tư số 14/2022/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

1. Kích thước: 5,4 cm x 8,5 cm.

2. Đặc điểm chính:

a) Mặt trước của thẻ:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
VIET NAM EDUCATION QUALITY MANAGEMENT AGENCY

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Independence - Freedom - Happiness

---------------

THẺ KIM ĐỊNH VIÊN

(EDUCATION ACCREDITOR)

Số/Number: ……………………………………….

Họ, tên/Full Name: ………………………………..

Ngày sinh/Date of Birth: …………………………..

Quê quán/Home Town: ……………………………

Hà Nội, ngày/date   tháng/month   năm/year 20....
CỤC TRƯỞNG
DIRECTOR GENERAL
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)

Có giá trị đến / Date of expiry………….

Trong đó:

- Mặt trước thẻ màu hồng, nền có hình Quốc huy, chữ chìm QLCL;

- Tên thẻ: “Thẻ kiểm định viên (education accreditor)”: chữ màu đỏ;

- Các thông tin khác trên thẻ: chữ màu đen.

b) Mặt sau của thẻ:

Trách nhiệm của kiểm định viên

1. Sử dụng thẻ để thực hiện các hoạt động bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của pháp luật.

2. Giữ gìn cẩn thận; không làm mất, hư hỏng, sửa chữa, tẩy xóa thẻ.

3. Không cho thuê, cho mượn hoặc cho các tổ chức, cá nhân khác sử dụng thẻ của mình để thực hiện các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

4. Không sử dụng thẻ vào các mục đích khác mà pháp luật không quy định.

PHỤ LỤC VII

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI THẺ KIỂM ĐỊNH VIÊN
(Kèm theo Thông tư số 14/2022/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

ĐƠN Đ NGHỊ CẤP LẠI THẺ KIM ĐỊNH VIÊN

Kính gửi: Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Họ và tên: ...

Ngày, tháng, năm sinh: ...

Quê quán: ...

Chỗ ở hiện nay: ...

Số căn cước công dân (chứng minh nhân dân): ... ngày cấp..., nơi cấp:...

Điện thoại liên lạc: ...

Email: ...

Đơn vị đang công tác: ...

Số thẻ kiểm định viên: ...                         Ngày cấp: ...

Lý do đề nghị cấp lại thẻ kiểm định viên: ...

Tôi xin cam đoan những nội dung trên là đúng sự thực, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm./.

………., ngàytháng... năm 20…
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC VIII

MẪU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH VIÊN
(Kèm theo Thông tư số 14/2022/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ
TRỰC TIẾP
TÊN CƠ SỞ BI DƯỠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:            /BC-…….

Địa danh, ngày …. tháng …. năm 20….

BÁO CÁO

Đánh giá kết quả bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên năm 20...

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN

1. Việc bảo đảm theo quy định đối với cơ sở bồi dưỡng

a) Về cơ sở vật chất, chương trình và tài liệu bồi dưỡng

- Các thiết bị, học liệu phục vụ hoạt động dạy và học: ...

- Địa chỉ trang thông tin điện tử của cơ sở bồi dưỡng có công khai các thông tin về bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên theo quy định: ...

- Tên cơ sở đào tạo học viên đến thực tập sau mỗi khóa: ...

- Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên chi tiết1: ...

- Các điều kiện liên quan khác (nếu có): ...

b) Về giảng viên tham gia giảng dạy mỗi khóa2

- Khóa 1:

TT

Họ và tên

Năm sinh

Số thẻ KĐV

Điện thoại

Email

Số văn bản QPPL về KĐCLGD đã tham gia soạn thảo

Thời gian làm quản lý GDĐH/ CĐSP

S lần đã tham gia trưởng đoàn/thư ký ĐGN

Nội dung giảng dạy

1

023

2

- Khóa...

2. Đánh giá kết quả thực hiện

a) Số liệu:

TT

Khóa bồi dưỡng

Địa điểm tổ chức

Thời gian (từ ngày... đến ngày...)

Số người đăng ký

Số người tham dự

Số người được cấp GCN hoàn thành chương trình bồi dưỡng

Ghi chú

1

Khóa 1

2

Khóa 2

Khóa...

Tổng cng: …………. khóa

b) Ưu điểm:...

c) Hạn chế; nguyên nhân và giải pháp khắc phục:

- Hạn chế:...

- Nguyên nhân của hạn chế:

- Giải pháp khắc phục:...

II. K HOẠCH TRIỂN KHAI BI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH VIÊN TRONG NĂM TIP THEO

………………………………………………………………………………………………………

III. Đ XUẤT, KIẾN NGHỊ

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………


Nơi nhận:
- Cục QLCL-B GDĐT (để b/c);
- ……………..;
- Lưu: VT, …… .

THỦ TRƯỞNG CƠ SỞ BỒI DƯỠNG
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)

___________________

1 Báo cáo nội dung, kết quả thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Thông tư số …/2022/TT-BGDĐT

2 Lập bảng ngang

3 Số văn bản QPPL về KĐCLGD đã tham gia soạn thảo (ví dụ: 02). Ghi ở footnote số hiệu các văn bn đã tham gia (ví dụ: (1) Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ; (2) Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT)

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
---------------

No. 14/2022/TT-BGDDT

Hanoi, October 10, 2022

 

CIRCULAR

ON ACCREDITORS OF HIGHER EDUCATION AND PEDAGOGICAL COLLEGES

Pursuant to Law on Higher Education dated June 18, 2012; Law on amendments to Law on Higher Education dated November 19, 2018;

Pursuant to Law on Education dated June 6, 2019;

Pursuant to Law on Vocational Education dated November 27, 2014;

Pursuant to Decree No. 99/2019/ND-CP dated December 30, 2019 of the Government on elaboration of the Law on amendments to the Law on Higher Education;

Pursuant to Decree No. 69/2017/ND-CP dated May 25, 2017 of the Government defining the function, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

At the proposal of the Director of Department of Quality Control;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and regulated entities

1. This Circular set forth accreditors of higher education and pedagogical colleges (hereinafter referred to as accreditors), including: qualifications, tasks and powers of accreditors; professional training for accreditors; testing of accreditors, issuance and revocation of accreditor’s cards.

2. This Circular applies to accreditors participating in education accreditation of higher education institutions, pedagogical colleges or training programs at higher education levels, training programs at the pedagogical college level; higher education institutions, pedagogical colleges, colleges that train teachers at the pedagogical college level (hereinafter referred to as training institutions), education accreditation organizations, facilities for professional training of accreditors (hereinafter referred to as accreditor training facilities) and other related organizations and individuals.

3. This Circular does not apply to organizations affiliated to and individuals working for foreign education accreditation organizations operating in Vietnam.

Article 2. Accreditors

Accreditors must meet the qualifications as prescribed in Article 4 of this Circular and participate in education accreditation as prescribed by the Minister of Education and Training.

Article 3. Purpose of promulgating regulations on accreditors

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Serve as a basis to improve the quality of the accreditor team, to meet the requirements of quality assurance and quality accreditation of higher education, pedagogical colleges and related parties' requirements.

3. Serve as a basis for accreditor training facilities to build and develop programs and provide professional training for accreditors.

4. Ensure consistency and efficiency in recruitment and management of accreditors of education accreditation organizations; ensure fairness and objectivity in testing accreditors; improve the professionalism of accreditors and the quality of education accreditation.

5. In order for accreditors and people who aspire to become accreditors to take initiative in and have plans in learning, training, improving quality and capacity to meet the requirements of quality assurance and education accreditation.

Chapter II

QUALIFICATIONS, TASKS AND POWERS OF ACCREDITORS

Article 4. Qualifications of accreditors

1. Have good moral qualities, stay honest, impartial and fair in work.

2. Have professional and scientific working attitude and style; responsible and cooperative in work; abide by the law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Have 5 years or more working as a lecturer or working in the field of management of higher education, pedagogical colleges.

5. Have a valid accreditor’s card.

Article 5. Tasks, powers and responsibilities of accreditors and prohibited acts

1. Tasks and powers

a) Join the external evaluation team, the education accreditation council of the education accreditation organization as prescribed;

b) Stay independent in professional opinion, honest, objective, fair, transparent in performing tasks and powers;

c) Other tasks and powers in accordance with relevant laws and regulations and a lawful agreement with the education accreditation organization.

2. Responsibilities

a) Preserve the quality, reputation and honor of the accreditors; comply with the laws and regulations of concerned authorities, organizations and units when performing education accreditation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Make explanations about education accreditation to regulatory bodies upon request.

3. Prohibited acts

a) Abuse the tasks and powers of accreditors to commit unprincipled acts of education accreditation in order to profit from educational institutions, education accreditation organizations and relevant organizations and individuals;

b) Connect with educational institutions and education accreditation organizations to contravene the law in negotiating and signing education accreditation consultancy contracts, affecting the interests of the public interests and legitimate interests of organizations and individuals;

c) Receive or demand any other money or benefits from educational institutions and other related organizations and individuals in addition to the remuneration and expenses agreed upon under the signed contract and under the laws;

d) Insult the honor or ruin the reputation of colleagues; take advantage of their influence to illegally interfere in the activities of colleagues;

dd) Other acts prohibited by law.

Article 6. Cases where accreditors are not allowed to join external evaluation teams or education accreditation councils

1. An accreditor may not be a member of an external evaluation team or an education accreditation council if:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) He/she has a spouse, father, mother, child, biological brother, sister, or younger brother; father, mother, brother, sister, brother of the spouse; guardian; ward (collectively referred to as relatives) who are working or studying at a training institution registered for education accreditation;

c) He/she has been a learner, employee at a training institution registered for education accreditation;

d) During the 24 months preceding the decision to establish the external evaluation team, he/she has made a self-assessment and provided it for the training institution registered for education accreditation.

2. Accreditors are not allowed to join external evaluation teams or education accreditation councils when they are related to complaints and recommendations that are being considered and resolved by competent authorities according to the regulations of law.

Chapter III

PROFESSIONAL TRAINING FOR ACCREDITORS

Article 7. Professional training programs and documents for accreditors

1. A professional training program for accreditors includes: objectives, expected learning outcomes in terms of knowledge, skills, autonomy and responsibility of learners after completing the course; content, duration, methods and forms of refresher training, assessment and retention of learners’ performance.

2. Based on the framework of the professional training program for accreditors specified in Appendix I to this Circular, the accreditor training facility shall build, appraise and issue detailed training programs; organize the compilation or selection, evaluation and issuance of mandatory use documents for the professional training program and regular training materials.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Accreditors receiving professional training must have a master's degree or equivalent or higher.

2. Accreditor training facilities include: universities, academies, universities, domestic education accreditation organizations established and licensed for educational activities that satisfy the following minimum requirements to ensure quality of professional training for accreditors:

a) Facilities, training programs and materials: ensure resources in terms of facilities and equipment (classrooms, learning materials, websites and other relevant condition); the accreditor training facility's website is capable of supporting online interaction between learners and between learners and teachers, with public information on the contents specified in Clause 5 of this Article; as for a accreditor training facility that is not an education accreditation organization, it must cooperate with an education accreditation organization to organize practical internships on external assessment operations at the facility for learners; have programs and documents to provide professional training for accreditors as prescribed in Article 7 of this Circular;

b) Teaching staff: there are at least 10 (ten) people on the list to participate in teaching refresher courses, of which at least 03 (three) lecturers are public employees who are recruited, employed and managed according to the provisions of the law on public employees or employees who have been contracted for an indefinite term according to the Labor Code (for universities, academies, universities) or have at least 03 (three) accreditors who have been signed with an indefinite term contract under the Labor Code (for education accreditation organizations); be an accreditor’s card holder, have at least 10 years of experience in administration of higher education, pedagogical college or have at least 05 (five) times participating in the role of team leader or secretary of an external evaluation team or persons who have worked at regulatory bodies participate in directing and directly drafting legal documents in the field of quality assurance and education accreditation;

c) Organization and management: there is 01 (one) leader of the training facility in charge of holding professional training for accreditors; there is 01 (one) unit affiliated to or under the accreditor training facility assigned to act as the focal point to provide professional training for accreditors; the training facility has internal documents promulgated to organize and conduct professional training of accreditors.

3. Before holding the first course in professional training of accreditors, the facility shall report it to the Quality Management Department, the Ministry of Education and Training on their eligibility according to the form in Appendix II to this Circular.

4. Before each professional training course for accreditors, the training facility shall report to the Quality Management Department the training plan according to the form in Appendix III to this Circular.

5. Before announcing enrollment, the accreditor training facility must publicize on its website the following basic matters:

a) Plan on holding the refresher course; detailed program and list of required documents for the refresher program; tuition fees to be paid by learners; rules or regulations of the refresher course; rights and obligations of lecturers, instructors, learners and related organizations and individuals;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. At the end of the accreditor training course, the head of the training facility shall issue a certificate of completion of the accreditor training program to learners who meet the requirements according to the form provided in Appendix IV to this Circular.

7. After issuing certificates of completion of the professional training program for accreditors to the learners of the refresher course, the accreditor training facility shall send to the Quality Management Department a list of learners and those who have been issued with certificates of completion of the professional training program for accreditors; and also make public the list of those who have been issued with certificates of completion of the accreditor training program on facility's website and update the information into the quality assurance and higher education accreditation.

8. Every year, the accreditor training facility shall review, update and supplement detailed training programs and documents, internal documents on management activities and requirements for conducting professional training for accreditors.

Chapter IV

TESTING OF ACCREDITORS, ISSUANCE AND REVOCATION OF ACCREDITOR’S CARDS

Section 1. TESTING OF ACCREDITORS

Article 9. Test-administering entity

1. The Quality Management Department is the unit in charge of formulating plans and regulations on administration of testing and submitting them to the leaders of the Ministry of Education and Training for signature and promulgation; coordinate with relevant units, organizations and individuals inside and outside the Ministry of Education and Training in administering testing of accreditors.

2. The Director of the Quality Control Department shall issue a decision to assign tasks to 01 (one) public sector entity directly under the Quality Management Department to perform the following tasks: prepare facilities and equipment and other relevant condition for administering testing of accreditors'; receive applications for registration of accreditor tests.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Content of the test

a) Theory part: overview of quality assurance and education accreditation; the educational institution quality assurance system; quality assurance system and training program operation; self-assessment and assessment outside the educational institution and training program; regulations on accreditors of higher education and pedagogical colleges;

b) Practical part: applying basic knowledge and skills in accrediting educational institutions and training programs to do case studies.

2. Form of the test

a) Candidates take the test through 02 (two) parts of test, including the theory test in the form of multiple choice with the test time of 60 minutes and the practical test with the test time of 120 minutes;

b) Each test paper has answer keys and detailed grading scale for grading; the total score of each test is 100 (one hundred) points (on a 100-point scale);

c) The candidate who achieves 80 (eighty) points or more in the theory test and 70 (seventy) points or more in the practical test is considered passed by the Accreditor’s Testing Council.

Article 11. Registration for the test

1. Persons having 5 years (60 months) or more as lecturers or working in the administration of higher education, pedagogical colleges; knowledgeable about policies and laws on higher education and pedagogical colleges; have completed the professional training program for accreditors according to regulations approved by the Ministry of Education and Training may register to take the accreditor’s test.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Curriculum vitae according to the form in Appendix V to this Circular;

b) Certificate of completion of the professional training program for accreditors; diplomas and documents related to the time of teaching, administration of higher education, pedagogical colleges of the test taker.

Article 12. Testing process

1. Step 1. The Quality Management Department shall notify the administration of accreditor’s test on the web portal of the Ministry of Education and Training.

2. Step 2. Prepare for the administration of the accreditor’s test

a) The Director of the Quality Control Department shall issue a decision on the establishment of the Accreditor’s Testing Council. The Accreditor’s Testing Council may use the seal of the Quality Management Department to perform their tasks;

b) The Chairman of the Accreditor’s Testing Council shall decide to establish the specialized committees and subgroups (Secretary Committee, Test Paper Board, Invigilation Board, Grading Board, Appeal Board and other subgroups where necessary);

c) The Accreditor’s Testing Council considers and publishes the list of qualified and unqualified people to take the test on the website of the Ministry of Education and Training.

3. Step 3. Administer the accreditor’s test

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Within 20 working days from the day on which the final part of test is completed, the Accreditor’s Testing Council shall announce the results for those who meet the requirements on the website of the Ministry of Education and Training;

c) Within 10 working days from the date of announcement of the accreditor’s test results, the test taker may appeal the results of his/her test to the Quality Control Department; the Accreditor’s Testing Council shall re-grade the test and announce the results on the website of the Ministry of Education and Training within 10 working days from the deadline for receiving the application for test appeal.

4. Step 4. Recognize the results

a) Within 10 working days from the date of publication of the test appeal results, the Accreditor’s Testing Council shall make a list of candidates who have met the requirements in the accreditor’s testing as prescribed at Point c, Clause 1 of this Article. 2 Article 10 of this Circular and request the Director of the Quality Control Department to issue a decision to recognize the list of the test takers who have passed the accreditor’s test;

b) The accreditor’s test results are not preserved for the next period.

Section 2. ISSUANCE AND REVOCATION OF ACCREDITOR’S CARDS

Article 13. Competence to issue and revoke accreditor’s card

The Director of the Quality Control Department has the authority to issue and revoke the accreditor’s card.

Article 14. Issuance of accreditor’s card

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Within 15 working days from the date of issuing the decision on recognition of test taker who has passed the accreditor’s test, the Director of the Quality Management Department shall issue the accreditor’s card according to the form in Appendix VI to this Circular.

3. The list of people who are granted accreditor’s cards is published on the portal of the Ministry of Education and Training, and it is also updated into the higher education quality assurance and accreditation system management software.

Article 15. Re-issuance of accreditor’s card

1. Cases of re-issuance of accreditor’s card: when the card is damaged or lost.

2. Procedures and application for re-issuance of the card

a) Accreditors wishing have their cards re-issued shall send such applications via the public postal service to the Ministry of Education and Training or directly at the Single-window division of the Ministry of Education and Training, and submit them online at the Public service portal of Ministry of Education and Training;

b) The application consists of an accreditor’s application form, stating the reason for the re-issuance, according to the form in Appendix VII to this Circular; accreditor’s card (in case the card is damaged);

c) Within 20 working days from the date of receipt of complete and valid application, the Director of Quality Control Department shall re-issue the card or notify in writing in case the card is not re-issued, clearly stating the reason.

Article 16. Revocation of accreditor’s card

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The accreditor’s card shall be revoked when the card holder violates one of the following cases:

a) Committing fraudulent acts to pass the accreditor’s test;

b) Intentionally giving untruthful results of education accreditation;

c) Violating one of the provisions in Clause 3, Article 5 of this Circular on prohibited acts applied to accreditors;

d) Lack of active legal capacity or limited active legal capacity; being convicted and the judgment has taken legal effect.

Chapter V

IMPLEMENTATION

Article 17. Responsibilities of the Quality Management Department

1. Perform the state management function over the professional training of accreditors and tasks related to accreditors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Organize the preservation and safe storage of applications and documents related to the testing of accreditors according to applicable regulations.

4. Inspect and supervise the activities of accreditors; when detecting signs of violation, it must report to the leadership of the Ministry of Education and Training for inspection and handling of violations according to regulations.

5. Publicize on the portal of the Ministry of Education and Training the list of people who are granted the accreditor’s cards and the list of accreditors who satisfy the provisions of Point b, Clause 2, Article 5 of this Circular.

6. Assume the prime responsibility for using software to manage the higher education quality assurance and accreditation system.

Article 18. Responsibilities of education accreditation organizations

1. Manage accreditors and evaluation results of accreditors recruited and used by the education accreditation organization according to the scope of the contract. Manage dossier of each accreditor including: curriculum vitae; copies of relevant diplomas and certificates; related contracts.

2. Formulate and promulgate internal regulations to assess accreditors in meeting the qualifications specified in Clauses 1, 2 and 3, Article 4 of this Circular and the performance of tasks, powers and responsibilities of accreditors, and prohibited acts applied to accreditors as prescribed in Clause 3, Article 5 of this Circular after each time an accreditor joins an external evaluation team with an education accreditation organization.

3. Hold refresher courses, improve capacity and professional skills for accreditors who register to work at education accreditation organizations so that accreditors can ensure the completion of assigned tasks for each position in the external evaluation team.

4. Settle citizens' complaints and petitions to accreditors when accreditors show signs of law violations in the course of performing their tasks, powers, responsibilities and prohibited acts applied to accreditors; report the settlement results and propose actions to be taken to the Quality Control Department as prescribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Be held accountable to the Minister of Education and Training, superior agency (if any) and competent agencies for the professional training for accreditors as prescribed in Chapter III of this Circular.

2. Provide professional training for accreditors at the location where the facility has reported to the Quality Control Department as prescribed in Clauses 3 and 4, Article 8 of this Circular. Fully publicize information related to the professional training of accreditors on the facility's website.

3. Provide training to improve professional capacity and expertise for those who have obtained the certificate of professional training for accreditors to be able to become accreditors.

4. Keep records of professional training for accreditors according to given regulations.

5. Before December 31 of each year, the training facility shall send a report on assessment of the professional training results of the accreditors conducted in the year, the plan for providing the training for the next year, and proposals and recommendations according to the form in Appendix VIII attached to this Circular to Quality Management Department, Ministry of Education and Training.

Article 20. Responsibilities of training institutions

1. Appoint lecturers and administrator to participate in a professional training course for accreditors to effectively implement quality assurance activities at the training institution.

2. Report on the performance of tasks, powers and responsibilities of the accreditors and if accreditors commit prohibited acts as prescribed in Article 5 of this Circular on the system management software ensuring and accrediting the quality of higher education so that the Ministry of Education and Training has information to serve its management.

Article 21. Transitional provisions

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Those who already have certificates of completion of the accreditor training program as prescribed in Circular No. 18/2013/TT-BGDDT may continue to use these certificates to replace the certificate specified at Point b, Clause 2, Article 11 when registering to participate in the accreditor’s test as prescribed in this Circular.

3. Any accreditor’s card issued or re-issued according to the provisions of Circular No. 60/2012/TT-BGDDT dated December 28, 2012 of the Minister of Education and Training on Regulations on education accreditors (Circular No. 60/ 2012/TT-BGDDT) that remains valid shall be used as an accreditor’s card specified in this Circular.

4. As for the director, deputy director and members of the education accreditation council of an education accreditation organization that is participating in education accreditation, the qualifications of accreditor shall keep applying Article 4 of the Regulation on education accreditors promulgated together with Circular No. 60/2012/TT-BGDDT within 12 months from the effective date of this Circular. .

Article 22. Entry in force

1. This Circular comes into force from November 25, 2022.

2. This Circular supersedes Circular No. 18/2013/TT-BGDDT dated May 14, 2013 of the Minister of Education and Training on the training program for accreditors for higher education and professional secondary schools, and annul regulations applicable to accreditors at professional secondary schools, colleges and universities in Circular No. 60/2012/TT-BGDDT dated December 28, 2012 of the Minister Education and Training on regulations on education accreditors.

3. Chief of Office, Director of Department of Quality Control, heads of relevant units affiliated to the Ministry of Education and Training, Presidents of People’s Committees in provinces and central-affiliated cities, Director of Department of Education and Training, Directors of national universities, regional universities and academies; Rectors of senior colleges; Principals of colleges with teacher training; Directors of education accreditation organizations and relevant organizations and individuals
shall implement this Circular./

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 14/2022/TT-BGDĐT ngày 10/10/2022 quy định về kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.875

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.244.94
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!