Có ra quyết định đình chỉ cuộc thanh tra hành chính trong trường hợp đối tượng thanh tra là tổ chức đã bị giải thể hay không?
- Có ra quyết định đình chỉ cuộc thanh tra hành chính trong trường hợp đối tượng thanh tra là tổ chức đã bị giải thể hay không?
- Một cuộc thanh tra hành chính được tiến hành theo trình tự, thủ tục như thế nào?
- Việc thanh tra lại có được thực hiện khi có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong quá trình tiến hành thanh tra không?
Có ra quyết định đình chỉ cuộc thanh tra hành chính trong trường hợp đối tượng thanh tra là tổ chức đã bị giải thể hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 71 Luật Thanh tra 2022 có quy định về đình chỉ cuộc thanh tra như sau:
Đình chỉ cuộc thanh tra
1. Người ra quyết định thanh tra ra quyết định đình chỉ cuộc thanh tra trong các trường hợp sau đây:
a) Đối tượng thanh tra là cá nhân đã chết; cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền và nghĩa vụ;
b) Nội dung thanh tra đã được cơ quan thanh tra cấp trên kết luận;
...
Theo quy định nêu trên thì người ra quyết định thanh tra ra quyết định đình chỉ cuộc thanh tra trong các trường hợp nêu trên. Theo đó, người ra quyết định thanh tra ra quyết định đình chỉ cuộc thanh tra trong các trường hợp tổ chức đã bị giải thể mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền và nghĩa vụ.
Như vậy, người ra quyết định thanh tra ra quyết định đình chỉ cuộc thanh tra trong trường hợp đối tượng thanh tra là tổ chức đã bị giải thể khi không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền và nghĩa vụ của tổ chức đã giải thể đó.
Bên cạnh đó, khi đình chỉ cuộc thanh tra thì người tiến hành thanh tra có trách nhiệm hủy bỏ các biện pháp đã áp dụng theo thẩm quyền trong quá trình thanh tra và quyết định đình chỉ cuộc thanh tra phải được gửi đến đối tượng thanh tra.
Có ra quyết định đình chỉ cuộc thanh tra hành chính trong trường hợp đối tượng thanh tra là tổ chức đã bị giải thể hay không? (Hình từ Internet)
Một cuộc thanh tra hành chính được tiến hành theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Theo quy định tại Điều 49 của Luật Thanh tra 2022 có quy định trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính cụ thể như sau:
Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra hành chính
1. Chuẩn bị thanh tra, bao gồm các bước sau đây:
a) Thu thập thông tin để chuẩn bị thanh tra;
b) Ban hành quyết định thanh tra;
c) Xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo;
d) Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra.
2. Tiến hành thanh tra trực tiếp, bao gồm các bước sau đây:
a) Công bố quyết định thanh tra;
b) Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra;
c) Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu;
d) Kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp.
3. Kết thúc cuộc thanh tra, bao gồm các bước sau đây:
a) Báo cáo kết quả thanh tra;
b) Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra;
c) Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra;
d) Ban hành kết luận thanh tra;
đ) Công khai kết luận thanh tra.
Như vậy, theo quy định này, ta có thể chia một cuộc thanh tra hành chính được tiến hành thứ tự theo 3 giai đoạn: chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra trực tiếp và kết thúc cuộc thanh tra. Với mỗi giai đoạn sẽ bao gồm các bước cụ thể khác nhau theo quy định nêu trên.
Việc thanh tra lại có được thực hiện khi có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong quá trình tiến hành thanh tra không?
Việc thanh tra lại được quy định tại Điều 56 Luật Thanh tra 2022 cụ thể như sau:
Thanh tra lại
1. Việc thanh tra lại được thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong quá trình tiến hành thanh tra;
b) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra;
c) Nội dung trong kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra;
d) Người tiến hành thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
đ) Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra nhưng chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.
2. Thời hiệu thanh tra lại là 02 năm kể từ ngày ký ban hành kết luận thanh tra.
3. Kết luận thanh tra lại phải có các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 78 của Luật này và phải xác định rõ trách nhiệm của cơ quan thanh tra, người tiến hành thanh tra của cuộc thanh tra trước đó.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, việc thanh tra lại sẽ được tiến hành khi có một trong các căn cứ nêu trên.
Cụ thể, khi có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong quá trình tiến hành thanh tra dẫn đến sai lệch về nội dung của kết luận thanh tra thì cơ quan thanh tra phải thực hiện việc thanh tra lại theo quy định pháp luật.
Vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong quá trình tiến hành thanh tra dẫn đến sai lệch về nội dung của kết luận thanh tra bao gồm các hành vi: không xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo; không thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; không kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu; không có báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra (Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 43/2023/NĐ-CP ).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?