Có quy định nào về việc khi bố trí lại vị trí bình chữa cháy cần mời công an đến thẩm duyệt lại về phòng cháy chữa cháy hay không?
Có quy định nào về việc khi bố trí lại vị trí bình chữa cháy cần mời công an đến thẩm duyệt lại về phòng cháy chữa cháy hay không?
Theo Điều 14 Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
"Điều 14. Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới, đơn vị tư vấn dự án, giám sát thi công, đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị thi công, cơ quan phê duyệt quy hoạch, cơ quan phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, cơ quan cấp giấy phép xây dựng và cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng công trình
1. Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ phương tiện giao thông cơ giới:
a) Lập dự án thiết kế theo đúng quy định tại Điều 11 Nghị định này và phù hợp với quy hoạch được phê duyệt. Chỉ tiến hành thi công, xây dựng khi hồ sơ thiết kế công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này được cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy;
b) Tổ chức thi công, kiểm tra, giám sát thi công theo đúng thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đã được thẩm duyệt. Trường hợp trong quá trình thi công nếu có sự thay đổi, điều chỉnh về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy ảnh hưởng đến một trong các nội dung quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định này thì lập thiết kế bổ sung để bảo đảm theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy và phải được thẩm duyệt các nội dung thay đổi, điều chỉnh trước khi thi công;
c) Tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này và chịu trách nhiệm về kết quả nghiệm thu;
d) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình trong suốt quá trình xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng;
đ) Cung cấp hồ sơ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới cho đơn vị quản lý, vận hành khi đưa công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng để xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
e) Xuất trình hồ sơ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
..."
Như vậy bạn đối chiếu với thiết kế về PCCC của doanh nghiệp đã được thẩm duyệt, nếu như có sự thay đổi về thiết kế và thiết bị phòng cháy chữa cháy thì phải được thẩm quyệt lại.
Có quy định nào về việc khi bố trí lại vị trí bình chữa cháy cần mời công an đến thẩm duyệt lại về phòng cháy chữa cháy hay không?
Phương tiện phòng cháy và chữa cháy được quy định như thế nào?
Theo Điều 37 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì phương tiện phòng cháy và chữa cháy được quy định như sau:
"Điều 37. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy
1. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy gồm phương tiện cơ giới, thiết bị, máy móc, dụng cụ, hóa chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòng cháy, chữa cháy, cứu người, cứu tài sản được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Phương tiện chữa cháy cơ giới của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được quy định tại mục 1 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Bảo đảm về các thông số kỹ thuật theo thiết kế phục vụ cho phòng cháy và chữa cháy;
b) Phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam."
Việc phân bố các bình chữa cháy được quy định như thế nào?
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7435-1:2004 về phòng cháy, chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy có quy định về phân bố các bình chữa cháy như sau:
Yêu cầu chung
- Số lượng bình chữa cháy tối thiểu cần để bảo vệ các mối nguy hiểm phải được xác định theo các quy định trong điều này.
Các bình chữa cháy bổ sung có thể được bố trí để tạo ra việc bảo vệ thích hợp hơn đối với các mối nguy hiểm đặc biệt. Phải xem việc bảo vệ các đồ vật tồn chứa cao và các mối nguy hiểm khác yêu cầu các bình chữa cháy có khả năng phun thẳng đứng thích hợp. Bình chữa cháy có công suất nhỏ hơn quy định trong bảng 1 và bảng 2 có thể được lắp đặt, cung cấp nhưng không được sử dụng chúng để thực hiện các yêu cầu bảo vệ tối thiểu của điều này.
- Bình chữa cháy phải được trang bị để bảo vệ cả kết cáu của công trình, nếu dễ cháy, và chống lại các mối nguy hiểm ẩn chứa bên trong.
- Phải trang bị các bình chữa cháy thích hợp đối với đám cháy loại A để bảo vệ công trình được quy định.
- Phải trang bị các bình chữa cháy thích hợp đối với đám cháy loại A, B, C hoặc D nếu chúng có thể có mặt để bảo vệ các thành phần của công trình.
- Các bình chữa cháy được trang bị để bảo vệ các công trình cũng có thể được xem xét để bảo vệ nơi có người ở có khả năng cháy loại A.
- Công trình có mối nguy hiểm loại B và/hoặc loại C phải có các bình chữa cháy loại A theo tiêu chuẩn để bảo vệ công trình, cộng với các bình chữa cháy loại B và/hoặc loại C bổ sung. Khi bình chữa cháy có nhiều hơn 1 loại, các bình chữa cháy phải được xem xét để thỏa mãn các yêu cầu của từng loại.
- Khu vực có người phải được phân loại thành mối nguy hiểm thấp, mối nguy hiểm trung bình hoặc mối nguy hiểm cao (xem 3.12 đến 3.14). Khu vực được giới hạn với mức độ nguy hiểm cao hơn hoặc thấp hơn phải được bảo vệ theo quy định. Cũng cần phải xem xét số lượng nơi có người, lứa tuổi của họ, và khả năng sơ tán của họ trong trường hợp xảy ra cháy.
- Trong mỗi tầng, diện tích được bảo vệ và khoảng cách di chuyển được xác định trên cơ sở các bình chữa cháy được bố trí phù hợp với bảng 1 và 2.
Việc bố trí và công suất bình chữa cháy với mối nguy hiểm loại A
- Bình chữa cháy đối với các loại nguy hiểm khác nhau được cung cấp trên cơ sở bảng 1.
- Mỗi tầng (sàn) phải được trang bị ít nhất hai bình chữa cháy như quy định trong bảng 1.
Lưu ý: Đối với tầng có diện tích nhỏ hơn 100m2 có thể chỉ trang bị 1 bình chữa cháy.
- Các yêu cầu bảo vệ có thể được thực hiện bằng các bình chữa cháy có công suất lớn hơn, miễn là khoảng cách di chuyển tới các bình chữa cháy không vượt quá khoảng cách quy định trong bảng 1.
Việc bố trí và công suất bình chữa cháy đối với mối nguy hiểm loại B, trừ mối nguy hiểm của chất lỏng cháy có chiều dày có thể đánh giá được (quá 0,6cm) và đối với mối nguy hiểm loại C.
- Các bình chữa cháy dùng cho các loại nguy hiểm này phải được trang bị trên cơ sở bảng 2.
Lưu ý: Bình chữa cháy công suất nhỏ hơn, dùng cho các mối nguy hiểm riêng nhỏ bên trong khu vực nguy hiểm chung, có thể được sử dụng nhưng không được xem xét như là thực hiện bất kỳ phần nào của các yêu cầu trong bảng 2.
Đối với đám cháy chất khí và chất lỏng cháy nén, xem bảng 6.4.
Đối với đám cháy liên quan đến chất lỏng cháy tan trong nước, xem 6.4.3.
- Không được sử dụng hai hoặc nhiều hơn bình chữa cháy công suất nhỏ hơn để thực hiện các yêu cầu bảo vệ trong bảng 2.
Lưu ý: Có thể sử dụng tới 3 bình chữa cháy loại AFFF hoặc FFFP, nếu tổng công suất của chúng bằng hoặc lớn hơn công suất quy định nhỏ nhất, để thực hiện các yêu cầu của một bình chữa cháy với công suất quy định.
- Các yêu cầu bảo vệ có thể được thực hiện bằng các bình chữa cháy có công suất hơn, nếu khoảng cách di chuyển đến các bình này không vượt quá khoảng cách quy định trong bảng 2.
- Mỗi tầng phải được trang bị ít nhất hai bình chữa cháy như quy định trong bảng 2.
Lưu ý: Đối với tầng diện tích nhỏ hơn 100m2 có thể chỉ trang bị một bình chữa cháy.
Việc bố trí và kích cỡ bình chữa cháy đối với mối nguy hiểm loại B của chất lỏng cháy ở chiều dày quá 0,6cm
- Không được bố trí bình chữa cháy như là biện pháp bảo vệ duy nhất đối với mối nguy hiểm do chất lỏng cháy ở độ sâu, có thể xác định được (lớn hơn 0,6cm) khi diện tích bề mặt lớn hơn 1m2.
- Đối với chất lỏng cháy ở độ sâu có thể xác định được như ở trong thùng nhúng hoặc thùng tôi, phải trang bị bình chữa cháy loại B trên cơ sở thế chữa cháy ít nhất 144B trên 1 mét vuông (144B/m2) của diện tích cháy ước lượng lớn nhất.
Chú thích 1: Khi hệ thống hoặc thiết bị chữa cháy tự động được chuẩn y lắp đặt đối với mối nguy hiểm chất lỏng cháy, có thể bỏ bình chữa cháy xách tay loại B. Khi bị loại bỏ, bình chữa cháy loại B được trang bị theo phạm vi của 7.3.1 để bảo vệ các vùng nguy hiểm riêng của các mối nguy hiểm được bảo vệ đó.
Chú thích 2: Bình chữa cháy loại AFFF hoặc FFFP có thể được trang bị trên cơ sở 89B cho 1m2 của nơi có mối nguy hiểm.
- Không được sử dụng hai hoặc nhiều hơn bình chữa cháy có công suất thấp hơn để thay thế bình chữa cháy được quy định với thùng chứa lớn nhất.
Chú thích: Có thể sử dụng đến 3 bình chữa cháy loại AFFF hoặc FFFP để thực hiện các yêu cầu của một bình chữa cháy có công suất quy định, nếu tổng công suất của các bình đó bằng hoặc lớn hơn công suất quy định nhỏ nhất.
- Khi kích thước của mối nguy hiểm loại B có ở độ sâu có thể xác định được không thể bảo vệ được bằng bình chữa cháy xách tay, có thể xem xét việc sử dụng xe đẩy chữa cháy nếu chúng có khả năng chống lại mối nguy hiểm đó. Khi sử dụng các xe đẩy chữa cháy như vậy, bình chữa cháy xách tay loại B cũng được trang bị theo 7.3.1 để bảo vệ khu vực lân cận vùng nguy hiểm đó.
- Khoảng cách di chuyển đến bình chữa cháy không được quá 15m.
- Các mối nguy hiểm phân tán hoặc cách xa nhau nhiều phải được bảo vệ riêng. Bình chữa cháy ở gần mối nguy hiểm phải được bố trí để có thể tiếp cận được khi có cháy mà không gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Cỡ bình chữa cháy và việc bố trí đối với mối nguy hiểm điện
- Mối nguy hiểm điện bao gồm cả mối nguy hiểm trực tiếp xung quanh thiết bị điện.
- Tùy theo mối nguy hiểm là loại A hoặc loại B, kích cỡ và nơi bố trí các bình chữa cháy phải trên cơ sở mối nguy hiểm loại A hoặc loại B đã biết.
- Nơi có các thiết bị điện, các bình chữa cháy phải được đảm bảo là thích hợp cho việc sử dụng trên các thiết bị điện và được ghi nhãn như vậy.
Thiết bị điện phải được ngắt càng nhanh càng tốt để chống cháy lại.
Cỡ bình chữa cháy và việc bố trí đối với mối nguy hiểm loại D
- Phải trang bị bình chữa cháy loại D đối với các mối nguy hiểm do kim loại cháy gây ra.
- Khoảng cách di chuyển tới bình chữa cháy loại D không được quá 20m.
- Cỡ và số lượng bình chữa cháy được xác định trên cơ sở kim loại cháy riêng, cỡ hạt vật lý của chúng và diện tích bao phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người đi bộ qua đường không giơ tay xin đường có thể bị phạt tiền theo quy định mới tại Nghị định 168?
- Lỗi chở hàng cồng kềnh xe máy 2025? Mức phạt chở hàng cồng kềnh 2025? Xe máy chở hàng cồng kềnh bị phạt bao nhiêu?
- Tiêu chí Kinh dị ở Phim 18+ là gì theo Thông tư 05? 07 tiêu chí phân loại phim 18+ chi tiết, cụ thể?
- Mã chương thuế môn bài năm 2025? Hướng dẫn tra cứu mã chương thuế môn bài năm 2025 như thế nào?
- Huân chương Lao động hạng Ba được gì? Huân chương Lao động hạng 3 được quyền lợi gì theo Nghị định 98?