Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có thể thực hiện thuê trụ sở làm việc trong những trường hợp nào theo quy định hiện nay?
- Diện tích sử dụng chung đối với trụ sở làm việc của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài là gì?
- Trụ sở làm việc của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phải đạt diện tích sử dụng chung như thế nào khi chỉ có từ 30 người trở xuống?
- Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có thể thực hiện thuê trụ sở làm việc trong những trường hợp nào?
Diện tích sử dụng chung đối với trụ sở làm việc của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 166/2017/NĐ-CP có định nghĩa về diện tích sử dụng chung như sau:
Diện tích sử dụng chung trong trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp
1. Diện tích sử dụng chung là diện tích sử dụng phục vụ hoạt động chung trong trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; bao gồm: Phòng họp; phòng khách; phòng thường trực, bảo vệ; phòng y tế; phòng lưu trữ hồ sơ, tài liệu thông thường; phòng tổng đài điện thoại; phòng nhân sao tài liệu; nhà ăn, căng tin; thư viện; diện tích sảnh chính, sảnh phụ và hành lang, ban công và diện tích cần thiết khác không thuộc diện tích làm việc của các chức danh, diện tích chuyên dùng quy định tại Điều 6, Điều 8 Nghị định này.
Diện tích sử dụng chung không bao gồm diện tích chiếm chỗ của cột, tường, hộp kỹ thuật, cầu thang, diện tích nhà để xe; các phần diện tích này được thực hiện theo tiêu chuẩn xây dựng.
Theo quy định trên thì diện tích sử dụng chung là diện tích sử dụng phục vụ hoạt động chung trong trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
Diện tích sử dụng chung sẽ bao gồm diện tích của:
(1) Phòng họp;
(2) Phòng khách;
(3) Phòng thường trực, bảo vệ;
(4) Phòng y tế;
(5) Phòng lưu trữ hồ sơ, tài liệu thông thường;
(6) Phòng tổng đài điện thoại;
(7) Phòng nhân sao tài liệu;
(8) Nhà ăn, căng tin;
(9) Thư viện;
(10) Diện tích sảnh chính, sảnh phụ và hành lang, ban công và diện tích cần thiết khác không thuộc diện tích làm việc của các chức danh, diện tích chuyên dùng.
Lưu ý: Diện tích sử dụng chung không bao gồm diện tích chiếm chỗ của cột, tường, hộp kỹ thuật, cầu thang, diện tích nhà để xe; các phần diện tích này được thực hiện theo tiêu chuẩn xây dựng.
Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có thể thực hiện thuê trụ sở làm việc trong những trường hợp nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Trụ sở làm việc của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phải đạt diện tích sử dụng chung như thế nào khi chỉ có từ 30 người trở xuống?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 166/2017/NĐ-CP quy định về diện tích sử dụng chung đối với trụ sở làm việc của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài như sau:
Diện tích sử dụng chung trong trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp
...
2. Diện tích sử dụng chung trong trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được tính như sau:
a) Tối đa bằng 70% tổng diện tích làm việc của các chức danh đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có từ 30 người trở lên;
b) Tối đa bằng 90% tổng diện tích làm việc của các chức danh đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có từ 15 đến dưới 30 người;
c) Tối đa bằng 130% tổng diện tích làm việc của các chức danh đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có từ 05 đến dưới 15 người;
d) Tối đa bằng 150% tổng diện tích làm việc của các chức danh đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có dưới 05 người.
Từ quy định trên thì diện tích sử dụng chung trong trụ sở làm việc của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có từ 30 người làm việc trở xuống phải đặt như sau:
(1) Tối đa bằng 90% tổng diện tích làm việc của các chức danh đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có từ 15 đến dưới 30 người;
(2) Tối đa bằng 130% tổng diện tích làm việc của các chức danh đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có từ 05 đến dưới 15 người;
(3) Tối đa bằng 150% tổng diện tích làm việc của các chức danh đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có dưới 05 người.
Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài có thể thực hiện thuê trụ sở làm việc trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 166/2017/NĐ-CP quy định về việc thuê trụ sở làm việc như sau:
Thuê trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ
1. Việc thuê trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ được thực hiện trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; riêng đối với trường hợp thuê dài hạn từ 30 năm trở lên thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
...
Dẫn chiếu khoản 1 Điều 32 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định như sau:
Thuê tài sản phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước
1. Cơ quan nhà nước được thuê tài sản phục vụ hoạt động khi chưa có tài sản hoặc còn thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà nước không có tài sản để giao theo quy định tại Điều 29 của Luật này và không thuộc trường hợp khoán kinh phí theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này;
b) Sử dụng tài sản trong thời gian ngắn hoặc sử dụng không thường xuyên;
c) Việc thuê tài sản hiệu quả hơn so với việc đầu tư xây dựng, mua sắm.
...
Từ các quy định trên thì cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được phép thuê trụ sở làm việc trong các trường hợp sau:
(1) Nhà nước không có tài sản để giao theo quy định tại Điều 29 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 và không thuộc trường hợp khoán kinh phí theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017;
(2) Sử dụng tài sản trong thời gian ngắn hoặc sử dụng không thường xuyên;
(3) Việc thuê tài sản hiệu quả hơn so với việc đầu tư xây dựng, mua sắm.
Lưu ý: Đối với trường hợp thuê dài hạn từ 30 năm trở lên thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 166/2017/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?