Cơ quan tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính có trách nhiệm như thế nào?
- Cơ quan tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính có trách nhiệm như thế nào?
- Việc công bố công khai thông tin của các cơ quan trong tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính được thực hiện như thế nào?
- Cán bộ, công chức thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính có trách nhiệm như thế nào?
Cơ quan tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính có trách nhiệm như thế nào?
Theo Điều 10 Nghị định 20/2008/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 92/2017/NĐ-CP) quy định về trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận phản ánh, kiến nghị như sau:
Trách nhiệm của cơ quan tiếp nhận phản ánh, kiến nghị
1. Bố trí cán bộ, công chức hoặc bộ phận thực hiện tiếp nhận phản ánh, kiến nghị.
2. Lắp đặt số điện thoại chuyên dùng, xây dựng chức năng tiếp nhận phản ánh, kiến nghị trên Cổng Thông tin điện tử của các bộ, ngành, địa phương.
3. Công bố công khai địa chỉ cơ quan, địa chỉ thư tín, số điện thoại chuyên dùng, địa chỉ email, địa chỉ Cổng thông tin điện tử, địa chỉ Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
Căn cứ trên quy định cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính có trách nhiệm như sau:
- Bố trí cán bộ, công chức hoặc bộ phận thực hiện tiếp nhận phản ánh, kiến nghị.
- Lắp đặt số điện thoại chuyên dùng, xây dựng chức năng tiếp nhận phản ánh, kiến nghị trên Cổng Thông tin điện tử của các bộ, ngành, địa phương.
- Công bố công khai địa chỉ cơ quan, địa chỉ thư tín, số điện thoại chuyên dùng, địa chỉ email, địa chỉ Cổng thông tin điện tử, địa chỉ Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
Việc công bố công khai thông tin của các cơ quan trong tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 13 Nghị định 20/2008/NĐ-CP quy định việc công bố công khai thông tin của các cơ quan hành chính nhà nước trong tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính được thực hiện như sau:
- Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm công khai địa chỉ cơ quan, địa chỉ thư tín, số điện thoại chuyên dùng, địa chỉ website, địa chỉ email thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ (Website Chính phủ) hoặc Trang tin điện tử (website) do Thủ tướng Chính phủ chỉ định.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm công khai địa chỉ cơ quan, địa chỉ thư tín, số điện thoại chuyên dùng, địa chỉ website, địa chỉ emaii thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang tin điện tử (website) của Bộ, cơ quan mình và niêm yết công khai tại trụ sở các cơ quan hành chính trực thuộc Bộ, cơ quan.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm công khai địa chỉ cơ quan, địa chỉ thư tín, số điện thoại chuyên dùng, địa chỉ website, địa chỉ email thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang tin điện tử (website) của cơ quan mình và niêm yết công khai tại trụ sở các cơ quan hành chính trực thuộc.
- Ngoài hình thức công khai nêu trên, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể sử dụng các hình thức công khai khác tùy theo điều kiện từng cơ quan.
Cơ quan tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính có trách nhiệm như thế nào? (Hình từ Internet)
Cán bộ, công chức thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính có trách nhiệm như thế nào?
Theo Điều 11 Nghị định 20/2008/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị như sau:
Trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị
1. Hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện phản ánh, kiến nghị theo quy định.
2. Không chậm trễ hoặc gây khó khăn, nhũng nhiễu khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị.
3. Tuân thủ đúng quy trình, thời hạn tiếp nhận.
Theo đó, cán bộ, công chức thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính có trách nhiệm:
- Hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện phản ánh, kiến nghị theo quy định.
- Không chậm trễ hoặc gây khó khăn, nhũng nhiễu khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị.
- Tuân thủ đúng quy trình, thời hạn tiếp nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm những nội dung nào theo quy định?
- Hành lang bảo vệ kho tiền tổ chức tín dụng là khu vực nào? Hành lang bảo vệ kho tiền tổ chức tín dụng có cửa riêng không?
- Hàng tiêu dùng nội bộ không phải xuất hóa đơn trong trường hợp nào? Hàng tiêu dùng nội bộ có được sử dụng hóa đơn điện tử không?
- Việc xây dựng bảng giá đất lần đầu để công bố và áp dụng từ ngày tháng năm nào theo Nghị định 71?
- Hương ước quy ước được thể hiện dưới hình thức nào? Hương ước quy ước thông qua khi nào theo quy định?