Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm các cơ quan nào? Ai có quyền quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh?

Tôi có một vài thắc mắc muốn nhờ giải đáp, cụ thể như sau: Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm các cơ quan nào? Ai có quyền quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh? Câu hỏi của anh NKV từ Mỹ Tho.

Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình phải giữ bí mật về thông tin gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 54 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về nguyên tắc tố tụng cạnh tranh như sau:

Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh
1. Hoạt động tố tụng cạnh tranh của cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh và của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo quy định tại Luật này.
2. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh, trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình, phải giữ bí mật về thông tin liên quan tới vụ việc cạnh tranh, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan trong quá trình tố tụng cạnh tranh.

Như vậy, Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình phải giữ bí mật về các thông tin sau đây:

(1) Thông tin liên quan tới vụ việc cạnh tranh;

(2) Bí mật kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh cũng phải tuân thủ nguyên tắc tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan trong quá trình tố tụng cạnh tranh.

Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm các cơ quan nào? Ai có quyền quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh?

Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình phải giữ bí mật về thông tin gì? (Hình từ Internet)

Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm các cơ quan nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 58 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh như sau:

Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh
1. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm:
a) Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
b) Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
c) Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
d) Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;
2. Người tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm:
a) Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
b) Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
c) Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
d) Thành viên Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
đ) Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;
e) Điều tra viên vụ việc cạnh tranh;
g) Thư ký phiên điều trần.

Như vậy, theo quy định, Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm các cơ quan sau đây:

(1) Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;

(2) Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;

(3) Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

(4) Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;

Ai có quyền quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh?

Căn cứ khoản 1 Điều 61 Luật Cạnh tranh 2018 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng
1. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết định mở phiên điều trần;
b) Triệu tập người tham gia phiên điều trần;
c) Triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên;
d) Quyết định trưng cầu giám định; quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch;
đ) Yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tiến hành điều tra bổ sung;
e) Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh;
g) Quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
h) Đề nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều 59 của Luật này;
i) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
2. Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
b) Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
c) Ký văn bản của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
d) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
3. Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham gia đầy đủ phiên họp của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
b) Thảo luận và biểu quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.

Như vậy, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh là cơ quan có quyền quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp lậut.

Tố tụng cạnh tranh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quyền và nghĩa vụ của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra trong tố tụng cạnh tranh
Pháp luật
Chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh bằng tiếng dân tộc thiểu số thì có phải công chứng hay không?
Pháp luật
Mọi chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh có được thực hiện công bố và sử dụng công khai hay không?
Pháp luật
Chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh được dùng với mục đích gì? Chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh được xác định thế nào?
Pháp luật
Thế nào là tố tụng cạnh tranh? Chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh được xác định như thế nào?
Pháp luật
Theo pháp luật cạnh tranh thư điện tử, fax có được xem là chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh hay không? Những tình tiết, sự kiện nào không cần chứng minh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh?
Pháp luật
Trong tố tụng cạnh tranh, người phiên dịch có được phép tiếp xúc với người tham gia tố tụng cạnh tranh khác không?
Pháp luật
Trong tố tụng cạnh tranh, phiên điều trần được phép hoãn trong thời hạn bao lâu? Trường hợp có hành vi gây rối tại phiên điều trần thì có bị xử lý không?
Pháp luật
Khi tham gia tố tụng cạnh tranh, người giám định có được đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng cạnh tranh không?
Pháp luật
Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh phải có nội dung gì?
Pháp luật
Việc hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tố tụng cạnh tranh
3,581 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tố tụng cạnh tranh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tố tụng cạnh tranh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào